Mọc mụn ở vùng kín phái đẹp: Nguyên nhân và cách điều trị tại nhà

Hiện tượng mọc mụn ở vùng kín gây hoang mang, lo sợ cho chị em phụ nữ. Những dạng mụn thường gặp ở khu vực "cô bé" tồn tại dưới dạng: mụn thịt, mụn mủ và mụn nước. Từng loại mụn được xem là triệu chứng cảnh báo những bệnh lý nguy hiểm khác nhau. Phái đẹp cần hết sức cảnh giác nhé!

Mọc mụn ở vùng kín nữ giới là do đâu?

Mọc mụn ở vùng kín nữ giới là do đâu? Vùng kín chị em mọc mụn không chỉ khiến chị em cảm thấy bứt rứt, khó chịu. Rất có thể những nốt mụn này là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý nguy hiểm liên quan đến bộ phận sinh dục.

Mụn không hề phân biệt nơi chốn mà có khả năng xuất hiện ở bất kỳ chỗ nào có lỗ chân lông bị tắc, ngay cả ở cơ quan sinh dục. Có rất nhiều nguyên nhân gây ra hiện tượng nổi mụn mủ ở "cô bé". 

1. Mọc mụn ở mu vùng kín nữ không đáng lo nếu do 5 nguyên nhân này

Mọc mụn ở mu vùng kín nữ không đáng lo nếu do 5 nguyên nhân này. Nguyên nhân đó là gì chị em hãy tìm hiểu trong nội dung bài viết dưới đây. 

Những dấu hiệu bất thường ở vùng kín phụ nữ luôn là mối lo ngại hàng đầu của chị em. Bên cạnh những triệu chứng ung thư nghiêm trọng, có những triệu chứng viêm nhiễm thông thường bạn có thể điều trị dễ dàng mà không cần phải quá lo lắng

  • Mụn thịt

Nguyên nhân có thể do: U ống tuyến mồ hôi (Syringoma)

Sự tiếp xúc hay ma sát mạnh ở vùng kín có thể làm ống mồ hôi ở đây tắc nghẽn. Triệu chứng của bệnh dễ nhận biết thông qua việc mọc mụn có kích cỡ nhỏ (nhỏ hơn khối cứng ở bệnh u nang tuyến Bartholin) có màu tệp với màu da.

Không chỉ xuất hiện mụn thịt ở âm đạo, khi bị u ống tuyến mồ hôi, mụn còn có thể xuất hiện quanh mắt, nách, ngực hay bụng của bạn.

Nếu để ý thấy vùng kín có mụn thịt, bạn cần chú trọng vệ sinh cơ thể kĩ càng và theo dõi sự lan rộng của mụn. Phần lớn sau khi giữ vệ sinh, mụn thịt sẽ tự biến mất. Tuy vậy, cũng có trường hợp chúng xuất hiện nhiều hơn và chỉ có thể xử lý bằng phẫu thuật đốt điện hay laser.

  • Mụn mủ

Nguyên nhân có thể do: Nhọt âm đạo

Nguyên nhân mọc mụn mủ hay nhọt ở âm đạo thường là do việc cạo lông hay wax lông vùng kín không cẩn thận. Lưỡi dao cùn gây lông mọc ngược hoặc nhiễm trùng nang lông nếu không được phát hiện sớm sẽ phát triển thành mụn rộp, chảy mủ.

Theo nguyên tắc, bất kỳ dụng cụ nào khi sử dụng trên cơ thể đều cần phải được vệ sinh, khử trùng ít nhất là mỗi tuần một lần. Nếu bạn thường xuyên cạo lông ở vùng kín bằng dao cạo, hãy đổi lưỡi dao thường xuyên và bảo vệ da âm đạo bằng lớp kem chuyên dụng cho cạo lông trước khi cạo.

Tuyệt đối không được nặn, nắn bóp để lấy phần mủ trong mụn, chúng sẽ khiến việc nhiễm trùng càng lan rộng và chuyển biến nghiêm trọng.

Bạn có thể sử dụng miếng gạc ấm, mặc quần lót và quần ngoài rộng để giảm bớt sự khó chịu. Nếu phần mụn không bớt sau 2 tuần hoặc bạn có những triệu chứng khác thường như sốt, mụn lan rộng, bạn cần gặp bác sĩ phụ khoa để được tư vấn uống thuốc kháng sinh phù hợp.

  • Lông không biến mất sau khi cạo

Nguyên nhân có thể do: Lông mọc ngược

Việc cạo, wax, tẩy lông vùng kín tại gia mà không áp dụng kĩ những biện pháp vệ sinh rất dễ làm tổn thương các nang lông vốn nhạy cảm ở âm đạo. Khi nang lông bị tổn thương, lông sẽ không đủ sức mọc vươn ra ngoài gây nên hiện tượng lông mọc ngược.

Ngoài ra, thói quen mặc quần áo bó chặt hay dị ứng chất tẩy trong vải quần áo cũng vô tình làm ức chế sự phát triển của lông.

Để hạn chế tình trạng lông vùng kín mọc ngược, bạn nên thường xuyên tẩy da chết cho vùng nhạy cảm bằng các phương pháp tẩy da chết với nguyên liệu tự nhiên và không nên mặc đồ lót quá chật.

Nếu tình trạng lông mọc ngược quá nhiều ở vùng kín, bạn cần đến sự can thiệp của các phương pháp triệt lông vùng kín bằng ánh sáng tiên tiến để loại bỏ hoàn toàn.

  • Sưng nhẹ ở lỗ mở âm đạo

Nguyên nhân có thể do: U nang tuyến Bartholin

Căn bệnh này xảy ra khi hai tuyến nhờn (kích cỡ bằng hạt đỗ) nằm hai bên lối vào âm đạo bị viêm nhiễm. Chất nhờn ở hai tuyến này (thường được tiết ra để giữ ẩm âm đạo) lại bị chảy ngược vào trong, khiến ống dẫn tuyến Bartholin bị tắc nghẽn và gây nhiễm trùng.

Triệu chứng của bệnh có thể phân loại thành 2 giai đoạn: Cấp tính và mãn tính

  • Giai đoạn cấp tính ban đầu thông thường với triệu chứng đau nhẹ, sưng tấy gây khó chịu vùng âm hộ.

Ở giai đoạn này, bệnh có thể điều trị dễ dàng bằng cách vệ sinh sạch vùng kín với dung dịch vệ sinh phụ nữ và nước ấm, kết hợp thêm uống thuốc kháng viêm nếu cần thiết. Sau khi chữa trị cũng cần đề phòng viêm nhiễm trở lại bằng cách thường xuyên vệ sinh vùng kín, quan hệ tình dục an toàn bằng bao cao su.

  • Nếu không phát hiện sớm, bệnh sẽ chuyển sang giai đoạn mãn tính với các dấu hiệu nhiễm trùng nghiêm trọng như sốt, khó tiểu, có mủ, đau khi quan hệ, sờ thấy khối u cứng nằm một bên.

Nếu nhận thấy bản thân có bất kỳ dấu hiệu nào giống trên, bạn hãy nhanh chóng đến chuyên khoa phụ sản uy tín để chữa trị kịp thời, tránh những biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến chức năng sinh sản.

  • Mảng da sáng hoặc sẫm màu so với vùng da còn lại

Nguyên nhân có thể do: Nốt ruồi lành tính

Nếu bạn phát hiện vùng da khác màu ở âm đạo, đừng quá lo lắng vì đây có thể chỉ là triệu chứng lành tính như nốt ruồi. Nhưng nếu bạn có hiện tượng ngứa ngáy, sưng hoặc vùng da khác màu càng ngày càng loang rộng, hãy kiểm tra với bác sĩ phụ khoa để có kết luận chính xác nhất. Cách này giúp xác định đây là hiện tượng mọc nốt ruồi lành tính hay mắc bệnh ung thư hắc tố.

2. Trường hợp mọc mụn ở môi bé vùng kín được xem là nguy hiểm

Trường hợp mọc mụn ở môi bé vùng kín được xem là nguy hiểm. Nếu không may tình trạng nổi mụn vùng kín xuất hiện thêm dấu hiệu mụn giống hình súp lơ hay cảm giác đau rát, lở loét nơi nốt mụn thì nguy cơ cao có thể bạn mắc phải bệnh phụ khoa nguy hiểm như sùi mào gà, mụn rộp sinh dục,... 

Vì thế, cần quan sát kỹ dấu hiệu bệnh để có cách điều trị kịp thời bạn nhé!

  • Sùi mào gà

Nguyên nhân gây bệnh sùi mào gà là do việc quan hệ không an toàn, đây là căn bệnh lây nhiễm qua đường tình dục. Một trong những dấu hiệu bệnh đó là mọc mụn đầu trắng li ti ở vùng kín, lâu ngày sẽ thành mụn mủ, gây lở loét,...

Các mụn này có thể mọc thành cụm nhỏ hoặc rải rác. Tuy những nốt mụn này không gây đau, ngứa nhưng thường có mủ và xuất hiện mùi khó chịu.

  • Bệnh mụn rộp sinh dục

Đây là bệnh xã hội cũng lây nhiễm qua đường tình dục không an toàn. Khi bị bệnh này, các vết mụn đầu trắng sẽ xuất hiện kèm theo ngứa rát, khó chịu. Sau khoảng 1 - 2 tuần, mụn sẽ bị vỡ gây lở loét, nhiễm trùng vùng kín.

Đối với những căn bệnh này, chị em cần đến thăm khám bác sĩ để xác định mức độ bệnh cũng như được tư vấn những phương pháp điều trị phù hợp an toàn, tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như làm lây lan thêm.

Mọc mụn bọc ở vùng kín mức độ nguy hiểm như thế nào?

Mọc mụn bọc ở vùng kín mức độ nguy hiểm như thế nào? Vùng kín là nơi vô cùng nhạy cảm, nếu như bộ phận sinh dục có những triệu chứng bất thường cũng như đặc biệt là nổi mụn mủ sẽ gây các khó khăn trong sinh hoạt cũng như ảnh hưởng đến tình huống sức khỏe của bệnh nhân.

  • Gây ra đau rát, ngứa: căn bệnh nổi hột ở cơ quan sinh dục ngoài tác động tới cuộc sống, công việc mà còn ảnh hưởng đến tâm lý bạn gái. Đặc biệt, mùi hôi tanh từ khí hư, dịch nhày, có khả năng giảm cảm giác trong quan hệ, bất tiện, thậm chí chảy máu khi quan hệ.
  • Lan truyền cho bạn tình: nếu nổi mụn ở vùng kín do các căn bệnh xã hội như bệnh sùi mào gà, mụn rộp sinh dục gây ra thì có thể lây lan sang bạn giường, người thân trong gia đình thông qua tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp.
  • Lây truyền sang thai nhi: hiện tượng sản phụ mắc căn bệnh mụn rộp sinh dục ở nữ hoặc sùi mào gà có thể lây nhiễm sang thai nhi khi sinh thường. Gây ra ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ.
  • Viêm nhiễm, lở loét, vô sinh: Nổi mụn ở bộ phận sinh dục nếu như kéo dài có khả năng gây ra viêm nhiễm, lở loét, lây sang một số bộ phận khác như tinh hoàn, ống dẫn tinh, buồng trứng, cổ tử cung, có thể gây ra vô sinh.

Điều trị nổi mụn ngứa ở vùng kín nữ và nam tại nhà nhanh chóng

Điều trị nổi mụn ngứa ở vùng kín nữ và nam tại nhà nhanh chóng bằng cách nào? Vùng kín nổi mụn là vấn đề vô cùng nhạy cảm, dễ gây xấu hổ nên nhiều người chọn cách tìm hiểu cách chữa trên mạng xã hội. Hiểu được tâm lý này, đội ngũ chuyên gia chúng tôi xin được đưa ra một số cách trị mụn nhọt ở vùng kín nhanh nhất để bạn đọc tham khảo.

1. Cách điều trị mụn ở vùng kín bằng phương pháp tự nhiên

Cách điều trị mụn ở vùng kín bằng phương pháp tự nhiên như thế nào? Cách chữa mụn nhọt ở vùng kín tại nhà, chủ yếu bằng nguyên liệu thiên nhiên, khuyến cáo được áp dụng cho các trường hợp mụn không phải bệnh lý. Đây là các thức điều trị đơn giản, nhanh chóng và an toàn, ít tốn kém chi phí.

Bạn hãy tham khảo 2 cách chữa dân gian đơn giản, dễ thực hiện sau đây:

  • Điều trị bị nổi mụn ở vùng kín bằng lá kinh giới: Bạn tắm rửa vệ sinh sạch bộ phận sinh dục, sau đó giã nát lá kinh giới và thấm nước cốt lên chỗ nổi đốm nhọt sưng.
  • Dùng lá tía tô xóa bỏ mụn vùng kín: Tương tự như rau kinh giới, bạn cũng có thể dùng lá tía tô để chữa mụn "chỗ nhạy cảm". Trong lá tía tô có khả năng sát khuẩn cao, tiêu viêm, làm thoáng chân lông để loại bỏ mụn hiệu quả. Cách làm: Sau khi giã nhuyễn lá tía tô, bạn lấy bã đắp vào chỗ mọc mụn để 10 phút thì rửa lại.

2. Nữ giới bị nổi mụn ở vùng kín cứng, ngứa và cách chữa hiệu quả

Nữ giới bị nổi mụn ở vùng kín cứng, ngứa và cách chữa hiệu quả như thế nào? Viêm âm đạo là bệnh lý thường gặp ở phụ nữ chủ yếu do khuẩn nấm gây ra. Bệnh có thể phát triển theo cấp độ nặng nhẹ, biểu hiện mụn mọc khác nhau.

  • Chữa nổi mụn ở vùng kín nữ giới do chủng nấm Candida

Đây là một loại nấm men thường mọc ở điều kiện ẩm, nóng, không quá lo ngại. Bạn có thể dùng thuốc đặt âm đạo, cùng với đó là rửa sạch "cô bé" thường xuyên. Bạn nên sử dụng quần lót thoáng khí, không dùng các chất không thấm hút mồ hôi để tránh tạo điều kiện cho khuẩn nấm sinh sôi.

  • Chữa mọc mụn ở mu vùng kín nữ do khuẩn Trichomonas

Kí sinh trùng Trichomonas là nguyên do khiến hơn 70% bị nổi cục u cứng, sưng, ngứa ở âm đạo chủ yếu lây nhiễm do quan hệ tình dục không đảm bảo. Bệnh hay tái đi tái lại nên thời gian chữa trị cần tuân thủ đúng phương pháp của bác sĩ. Bạn sẽ được kê đơn thuốc đặt âm đạo metronidazol và một số loại thuốc khác.

3. Điều trị mụn mủ ở mép vùng kín do viêm tuyến Bartholin

Điều trị mụn mủ ở mép vùng kín do viêm tuyến Bartholin. Viêm tuyến Bartholin được hiểu đơn giản là hiện tượng chân nang lông ở 2 bên cánh đùi, bẹn của người bệnh có mụn mủ xuất hiện. 

Các đốm mụn mọc sẽ bị sưng đỏ, nổi hạch u, hơi đau (hoặc không), ngứa ngáy khó chịu. Lúc này bạn cần thực hiện một số biện pháp sau và đi khám bác sĩ để có kết quả chẩn đoán chính xác.

  • Ngâm bộ phận sinh dục với nước ấm hàng ngày: do viêm tiết bã nhờn dẫn đến mụn nổi, bạn có thể dùng nước ấm kích thích gốc nang lông mở ra và tiêu thoát khuẩn bẩn.
  • Chữa nội khoa: bạn được kê đơn dùng một số thuốc đặc trị nếu u nang Bartholin có dấu hiệu viêm, nhiễm trùng qua đường sinh dục.
  • Chữa ngoại khoa: nếu u nang lông quá lớn làm bệnh nhân bị đau đớn, khó khăn trong sinh hoạt, bác sĩ sẽ tiến hành tiểu phẫu để dịch chảy ra ngoài sau đó khâu kín quanh mép.

4. Mọc mụn ở vùng kín do virus Herpes - Mụn rộp sinh dục

Mọc mụn ở vùng kín do virus Herpes gây ra còn gọi là bệnh mụn rộp sinh dục. Mụn rộp sinh dục do vi rút Herpes gây nên có thể ảnh hưởng trầm trọng đến sức khỏe của người bệnh. Hiện tượng xuất hiện mụn không chỉ ở vùng kín mà còn lan lên khoang miệng, khóe môi,... Sau một thời gian khoảng vài ngày, mụn sẽ tự vỡ mủ, viêm loét gây đau đớn.

Sau đây là một số cách chữa bệnh, tuy nhiên bạn vẫn cần đến khám tại các cơ sở chuyên dụng để tránh ảnh hưởng đến đường sinh sản.

  • Dùng muối: khi tắm bạn lấy lượng nhỏ muối pha vào bồn ngâm, thư giãn khoảng 5 phút để loại sạch khuẩn trên vết viêm loét.
  • Uống nhiều nước để đi tiểu không bị rát, đau. Lưu ý: mỗi lần đi vệ sinh xong cần rửa nước sạch sẽ, tránh khuẩn sinh sôi làm viêm loét thêm nặng.
  • Uống thuốc kháng virus acyclovir: đây là thuốc được chỉ định cho các trường hợp mới chớm bị mụn rộp sinh dục. Nó có thể tiêu bỏ dần các khuẩn kí sinh trong cơ thể, giảm viêm loét, thời gian uống thường kéo dài nếu bạn bị bệnh nặng.
  • Dùng thuốc bôi acyclovir 1%: Liều dùng: 1 ngày bôi 5 lần, các lần cách nhau 4 giờ đồng hồ. Khi bệnh ở giai đoạn trở nặng, viêm nề sưng tấy thì thuốc này có thể làm vết viêm lở đóng vảy, tiêu diệt virus herpes. Khi bôi thuốc vào chỗ loét sẽ có có cảm giác sưng đau, rát đỏ, xót.

5. Chữa mụn đỏ li ti mọc ở vùng kín do bệnh sùi mào gà cho nam và nữ giới

Chữa mụn đỏ li ti mọc ở vùng kín do bệnh sùi mào gà cho nam và nữ giới. Bệnh sùi mào gà là căn bệnh xã hội thường gặp ở cả nam giới và nữ giới, gây đau đớn và ảnh hưởng tâm lý người bệnh. 

Bệnh có nhiều nguyên nhân gây ra nhưng chủ yếu vẫn là do sinh hoạt tình dục không an toàn. Sau đây là cách chữa mụn mọc ở vùng kín do bệnh sùi mào gà gây nên.

  • Uống thuốc đông y hoặc tây y kết hợp để điều trị dứt điểm sùi mào gà ở cả đàn ông và phụ nữ. Khuyến cáo, bạn chỉ được uống thuốc theo đơn, áp dụng với bệnh mới chớm, chưa quá nặng.
  • Đốt mụn ở vùng kín bằng điện, laser: đây là cách chữa bị mụn nhọt ở vùng kín nhanh chóng, hiệu quả, tiêu diệt toàn bộ mụn li ti, mụn nước do bệnh gây ra. Tuy nhiên, liệu pháp này có thể gây ra hư tổn bộ phận sinh dục ở nữ giới.
  • Bôi thuốc axid trichloaxetic 80-90% hoặc podophyllin 20-25%: đây là 2 thuốc bôi chữa mọc mụn nhọt ở vùng kín hiệu quả. Bạn chỉ cần chấm trực tiếp lên đốm mụn và để cách thời gian rồi lặp lại cho đến khi khỏi. Chú ý: bà bầu mang thai không được sử dụng thuốc, chỉ dùng theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa, chỉ bôi thuốc vào một điểm bị mụn, có vùng da dày.
  • Kích hoạt miễn dịch tự thân DNA: đây là phương pháp chữa sùi mào gà tân tiến, tự kích đẩy phát triển tế bào miễn dịch trong cơ thể kháng lại bệnh. Bệnh sẽ không có nguy cơ tái phát lại và hiệu quả nhanh chóng.

6. Cách chữa mụn đầu trắng to ở vùng kín cho nam giới

Cách chữa mụn đầu trắng to ở vùng kín cho nam giới như thế nào? Viêm bao quy đầu là nguyên nhân chính, thường gặp khi nam giới xuất hiện mụn ở dương vật. Bệnh được gây nên do khuẩn nấm tích tụ, cùng với việc vệ sinh không đúng cách, vùng da bao quy đầu rất dễ viêm, nổi mụn đầu trắng, mụn sưng mủ.

Mọc mụn ở vùng kín nam giới cũng khiến cánh đàn ông tự ti trong chuyện "phòng the". Chúng tôi xin mách bạn cách chữa bệnh lý này đơn giản như sau:

  • Điều trị mọc mụn ở vùng kín do viêm bao quy đầu, nhiễm khuẩn qua đường tình dục: dùng thuốc uống hoặc thuốc bôi chống nấm để tiêu khuẩn, kháng viêm.
  • Chữa viêm bao quy đầu do bị hẹp, thừa da: Sau khi dùng thuốc chữa viêm thì bác sĩ sẽ tiến hành cắt bao quy đầu để ngăn ngừa tình trạng nổi mụn mủ tái phát.

Cách phòng tránh không bị mọc mụn ở vùng kín lông mu

Cách phòng tránh không bị mọc mụn ở vùng kín lông mu như thế nào? Nổi mụn vùng kín là "nỗi niềm" khó nói, nhưng nếu bạn biết cách phòng tránh thì chúng không còn quá đáng lo ngại nữa. Chỉ cần vài thói quen hàng ngày, bạn đã có thể bảo vệ cơ quan "nhạy cảm" của mình khỏi nguy cơ bị bệnh. 

Cùng xem các cách phòng tránh bị nổi mụn vùng kín bên dưới:

  • Hạn chế tẩy lông vùng kín: 

Tẩy lông mu bằng kem sẽ khiến bạn dễ bị nhiễm trùng, khuẩn, nổi mẩn dị ứng do vùng da "chỗ nhạy cảm" thường mỏng và các cơ quan cần được bảo vệ kĩ càng. Ngoài ra, triệt lông cũng làm nang lông mọc ngược, dễ gây viêm sưng và nổi mụn nhọt. Chính vì thế, bạn hãy hạn chế tối đa triệt lông mu hoặc có thể đến các cơ sở Spa, thẩm mỹ uy tín để làm việc này.

  • Nên dùng quần lót thoáng, có độ thấm hút cao: 

Việc để vùng kín ẩm ướt, hầm bí cũng là nguyên nhân chính gây nên mụn mọc. Bạn hoàn toàn có thể khắc chế bằng cách thay đổi quần nhỏ của mình. Bạn nên thay thế chất vải pha nilong bằng vài cotton, nên chọn size vừa với vòng 3 của mình (không mặc quá chặt).

  • Tắm, vệ sinh vùng kín cẩn thận, thường xuyên: 

Hãy lựa chọn các loại sữa tắm, xà bông, dung dịch vệ sinh có độ pH dưới 4,5. Ngoài ra, bạn nên sử dụng nước muối ấm để ngâm vùng kín hàng tuần, rửa sạch bằng nước lá kinh giới để tiêu khuẩn nhanh chóng, an toàn.

  • Chỉ dùng thuốc kê đơn của bác sĩ: 

Nếu tình trạng mụn nổi ở vùng kín nghiêm trọng, bạn nên kết hợp đi khám và dùng thuốc. Đây là cách ngăn chặn sự sinh sôi của mầm bệnh hiệu quả nhất, tránh ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản.

  • Ăn thực phẩm có tính mát, điều chỉnh hoocmon: 

Hiện tượng nóng trong hoặc thay đổi hoocmon cũng dẫn đến tình trạng mọc mụn ở vùng lông mu, mụn trứng cá bọc, đầu đinh, sưng tấy,... Lúc này, bạn nên ăn các loại rau họ cải, hạt lanh, đậu nành,...

Một số câu hỏi xung quanh vấn đề mọc mụn ở vùng kín 

Một số câu hỏi xung quanh vấn đề mọc mụn ở vùng kín nhận được nhiều sự quan tâm của chị em phụ nữ. Vùng kín nổi mụn là một phạm trù lớn, không thể bỏ qua các câu hỏi nổi bật xoay quanh vấn đề này. Để bạn đọc có thêm kiến thức bổ ích, các chuyên gia của chúng tôi xin chọn lọc ra một số câu hỏi được nhiều người quan tâm nhất hiện nay về vấn đề mụn vùng kín.

1. Hiện tượng bị mọc mụn ở vùng kín có sao không?

Những ai từng bị nổi mụn nhọt quanh vùng "nhạy cảm" đều có chung thắc mắc này và mong muốn có được lời giải đáp thỏa đáng. Dưới đây là câu trả lời cho vấn đề: mọc mụn vùng kín có sao không từ chuyên gia.

Mụn mọc ở vùng kín không phải bệnh lý: bạn không cần quá lo ngại, mụn sẽ không tác động xấu đến sức khỏe sinh sản. Bạn chỉ cần thay đổi một vài thói quen là tình trạng này sẽ giảm hẳn. Hoặc bạn cũng nên tìm đến các phương thức chữa tại nhà nếu mụn xuất hiện nhiều, dày đặc.

Mọc mụn ở vùng kín do bệnh lý: các chuyên gia của chúng tôi khuyên rằng: mọc mụn vùng kín là hiện tượng bất thường đến từ nhiều nguyên do, người bệnh cần theo dõi kĩ tình trạng viêm sưng, phát hiện dấu hiệu bất thường dẫn đến nguyên nhân gây nên mụn. Sau cùng nên thăm khám tại các bệnh viện uy tín để có liệu pháp phù hợp với bản thân, tránh biến chứng dẫn đến vô sinh.

2. Nổi mụn nhọt ở vùng kín khi mang thai có làm sao không?

Nổi mụn nhọt ở vùng kín trong khi mang thai có thể xét đến nhiều nguyên do: thay đổi hoocmon bất thường, tăng nhiệt độ thân thể, viêm nhiễm âm đạo,.. Các mẹ bầu cần đi thăm khám BS để có kiểm tra rõ ràng, chính xác, tránh ảnh hưởng đến thai nhi.

Nếu bà bầu mắc sùi mào gà sẽ có nguy cơ cao bé sinh ra bị tác động không tốt. Cách tốt nhất là nên kết hợp vệ sinh và chữa trị đúng lộ trình, tránh sinh thường để da trẻ không tiếp xúc vùng kín bị bệnh.

Bị nổi mụn ở vùng kín sau sinh? Đây cũng là hiện tượng phổ biến sau khi phụ nữ "vượt cạn". Khi đó các mẹ rất dễ bị viêm nhiễm do nội tiết tố bị thay đổi đột ngột, vệ sinh không đúng cách,...

Lúc này bạn nên tự thao tác rửa sạch vùng kín thường xuyên, thử thay đổi dung dịch vệ sinh mình đang dùng, mặc quần lót rộng, thoải mái,... Nếu bệnh trở nặng thì cần thăm khám để có kết luận chính thức từ bác sĩ.

3. Bé bị mọc mụn ở vùng kín phải làm sao để hết?

Trẻ em cũng có nguy cơ bị nổi mụn vùng kín do cho mẹ vệ sinh chưa đúng cách, hăm tã hoặc một số bệnh thường gặp. Bố mẹ nên để ý cách rửa cơ quan sinh dục cho con bởi khi còn nhỏ, các lớp màng bảo vệ bộ phận này có yếu, chưa được hình thành đầy đủ và dễ bị nhiễm khuẩn. 

Ngoài ra, bệnh rôm sẩy ở bé tạo nên các mảng mụn nước li ti, ngứa rát cũng cần được chữa trị kịp thời, tránh vỡ mủ nước làm viêm loét.

Mọc mụn ở vùng kín là hiện tượng bất thường, có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tâm sinh lý, sinh sản ở người bệnh. Khi phát hiện dấu hiệu mụn nhọt bất thường, bạn cần nên đến khám tại các cơ sở y tế uy tín để xác định bệnh lý cụ thể, lộ trình điều trị riêng biệt.

Các tìm kiếm liên quan đến mọc mụn ở vùng kín

hình ảnh nổi mụn ở vùng kín

nổi mụn ngứa ở vùng kín nữ

nổi mụn cứng ở vùng kín

vùng kín nổi mụn không đau

mọc mụn ở vùng kín nam

nổi mụn cứng đau ở vùng kín

vùng kín nổi mụn mủ

nổi hạt ở vùng kín