Đau bụng kinh và 23 câu hỏi thường gặp nhất

Đau bụng kinh là gì? Tìm hiểu các dấu hiệu và nguyên nhân cụ thể. Đau ở vị trí nào là chủ yếu? Tình trạng đau thường kéo dài trong bao lâu? Các biện pháp phòng tránh cũng như điều trị bằng phương pháp nào hiệu quả? Tất cả câu hỏi đó sẽ được giải đáp từ bác sĩ CKI Kim vân – Trưởng khoa sản Phòng khám Đa Khoa Quốc Tế Cộng Đồng trong nội dung dưới đây.

1. Đau bụng kinh là gì?

Đau bụng kinh là gì? Là triệu chứng khá phổ biến, liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt. Hầu hết chị em phụ nữ đều đã từng trải qua đau bụng ngày “đèn đỏ” một vài lần. Tình trạng này thường gây đau kiểu co rút vùng bụng dưới, có thể lan ra sau lưng và xuống hai đùi.

Cơn đau có lúc rất dữ dội, nhưng thường chỉ đau nhoi nhói một chút ở bụng. Đau bụng kinh có thể không giống nhau giữa các lần kinh nguyệt. Có những chu kỳ không có hoặc chỉ gây ra khó chịu một chút cho người phụ nữ, lại có những chu kỳ gây đau dữ dội hơn. Đôi khi, ở một số người có thể đau ngay cả khi không hành kinh. Nguyên nhân gây đau bụng kinh: nguyên phát và thứ phát.

2. Tình trạng đau bụng kinh có phổ biến không?

Tình trạng đau bụng kinh có phổ biến không? Có thể nói, đây là triệu chứng rất phổ biến ở nữ giới. Hơn một nửa số phụ nữ trên thế giới phải chịu đựng những cơn đau từ 1 - 2 ngày mỗi tháng do hoạt động của chu kỳ kinh nguyệt.

Xem thêm: Đau bụng kinh có nguy hiểm không [9 loại thảo dược giúp giảm đau]

3. Đau bụng kinh có mấy loại?

Đau bụng kinh có mấy loại là câu hỏi nhận được rất nhiều sự quan tâm của chị em phụ nữ. Đối với vấn đề này, bác sĩ sản phụ khoa Kim Vân lý giải: Tùy thuộc vào từng nguyên nhân gây ra, đau bụng khi đến ngày “đèn đỏ” được chia làm 2 loại: đau bụng kinh nguyên phát và thứ phát.

4. Đau bụng kinh nguyên phát là gì?

Đau bụng kinh nguyên phát là gì? Là tình trạng xảy ra khi tử cung có co bóp. Các cơn co nhỏ xảy ra dọc từ trên xuống dưới tử cung, tuy nhiên các cơn co này thường rất yếu và thường là không cảm nhận được. 

Trong suốt giai đoạn hành kinh, tử cung sẽ co bóp để tống hết lớp niêm mạc tử cung đã bị hoại tử ra ngoài. Khi co bóp tử cung sẽ siết chặt các mạch máu, làm hạn chế máu và oxy đến. 

Sự thiếu oxy này kích thích các tế bào tiết ra các chất hóa học gây đau. Đồng thời, prostaglandin cũng được tiết ra làm cho tử cung co thắt nhiều hơn dẫn đến gây đau nhiều hơn.

Hiện tại vẫn chưa giải thích được tại sao ở một số phụ nữ đau bụng kinh lại dữ dội hơn so với những người khác. Có thể là liên quan đến việc tích tụ prostaglandin làm cho các cơn co thắt của tử cung trở nên mạnh hơn.

5. Nguyên nhân nào gây đau bụng kinh nguyên phát?

Nguyên nhân nào gây đau bụng kinh nguyên phát?Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là bởi một số chất hóa học tự nhiên trong cơ thể, gọi là prostaglandins. Prostaglandin được sinh ra trong niêm mạc tử cung.

Xem thêm: ​​​​​​​Đau bụng kinh dữ dội: Nguyên nhân do đâu và cách giảm đau hiệu quả

6. Đau bụng kinh nguyên phát xảy ra khi nào?

Đau bụng kinh nguyên phát xảy ra khi nào? Xảy ra ngay trước khi có kinh nguyệt, bởi vì lúc này lượng prostaglandins tăng cao trong niêm mạc tử cung. 

Vào ngày đầu tiên của kỳ kinh nguyệt, prostaglandins tăng lên rất cao, chị em sẽ bị đau bụng kinh dữ dội. Trong những ngày tiếp theo, niêm mạc tử cung bị bong ra, kéo theo prostaglandins giảm xuống, mức độ đau trở nên nhẹ nhàng hơn.

Niêm mạc tử cung bị bong ra, kéo theo prostaglandins giảm xuống, mức độ đau trở nên nhẹ nhàng hơn.

7. Ở độ tuổi nào thì đau bụng kinh nguyên phát bắt đầu xuất hiện?

Ở độ tuổi nào thì đau bụng kinh nguyên phát bắt đầu xuất hiện? Đây là câu hỏi hay, được nhiều phái đẹp quan tâm.

Thông thường, đau bụng kinh nguyên phát xuất hiện và “đồng hành” cùng chị em mỗi khi đến kỳ kinh nguyệt, bắt đầu từ kỳ kinh đầu tiên trong đời. Tuy nhiên, tình trạng này sẽ dần cải thiện qua độ tuổi và sau khi sinh.

8. Đau bụng kinh thứ phát là gì?

Đau bụng kinh thứ phát là gì? Là tình trạng đau bụng ngày “đèn đỏ” ít gặp hơn, xuất phát từ nguyên nhân bệnh lý nào đó. Hiện tượng thứ phát có thể liên quan đến tuổi tác, thường gặp ở phụ nữ 30 – 45 tuổi. Các nguyên nhân có thể gây ra đau bụng kinh thứ phát:

  • Lạc nội mạc tử cung: lớp nội mạc tử cung vốn ở bên trong tử cung nhưng lại lạc chỗ ra các vị trí khác bên ngoài tử cung như: ống dẫn trứng, buồng trứng,…. gây đau.
  • U xơ tử cung: khối u xơ phát triển trong tử cung có thể gây rong kinh và thống kinh
  • Viêm vùng chậu: làm các cơ quan trong vùng chậu hông như tử cung, vòi trứng, buồng trứng bị viêm nhiễm.
  • Lạc tuyến nội mạc tử cung (adenomyosis): là sự xâm nhập các tế bào thuộc lớp nội mạc tử cung vào lớp cơ tử cung, làm xuất hiện đau bụng kinh
  • Dụng cụ tránh thai (IUD): được làm bằng đồng hoặc nhựa dẻo được dặt vào bên trong buồng tử cung để tránh thai. Đây cũng là một trong những nguyên nhân gây đau bụng kinh, đặc biệt là những chu kỳ kinh nguyệt sau khi được đặt.

Bạn cũng nên chú ý những cơn đau bất thường trong chu kỳ kinh nguyệt, nó có thể liên quan đến một trong những nguyên nhân gây đau bụng kinh thứ phát như đã liệt kê ở trên. Ví dụ như đau bụng kinh dữ dội hơn hoặc có thể kéo dài hơn bình thường.

Nếu đau bụng kinh là thứ phát sau những nguyên nhân trên thì có thể kèm thêm các triệu chứng sau:

  • Kinh nguyệt không đều
  • Xuất huyết bất thường giữa các lần hành kinh
  • Khí hư nhiều hoặc có mùi hôi
  • Đau trong khi quan hệ

Hãy đi gặp bác sỹ nếu bạn có bất kỳ triệu chứng nào kể trên.

Xem thêm: Đau bụng kinh nên ăn gì kiêng gì để giảm cảm giác khó chịu?

9. Đau bụng kinh thứ phát xảy ra khi nào?

Đau bụng kinh thứ phát xảy ra khi nào? Cơn đau bụng kinh thứ phát thường kéo dài hơn bình thường. Cụ thể, tình trạng này hầu hết xảy ra vài ngày trước khi kinh nguyệt xuất hiện. 

Mức độ đau tăng dần trong kỳ kinh nguyệt và có thể không biến mất ngay cả khi đã qua giai đoạn hành kinh.

10. Nguyên nhân nào gây đau bụng kinh thứ phát?

Nguyên nhân nào gây đau bụng kinh thứ phát? Dưới đây là một số nguyên nhân gây ra hiện tượng đau bụng ngày “đèn đỏ” thứ phát. Cụ thể:

  • Lạc nội mạc tử cung

Các mô của niêm mạc tử cung xuất hiện ở những vùng bên ngoài tử cung, chẳng hạn như trong buồng trứng, ống dẫn trứng, và trên bàng quang. Giống như niêm mạc tử cung, các mô nội mạc tử cung “bị lạc” này cũng bị phá vỡ và gây chảy máu để đáp ứng sự thay đổi của hormone. 

Tình trạng chảy máu này chính là nguyên nhân gây đau, đặc biệt là vào những ngày liền kề chu kỳ kinh nguyệt. Hơn nữa, khu vực chảy máu có thể để lại mô sẹo, khiến các cơ quan bám dính vào nhau, gây ra đau bụng kinh dữ dội.

  • Lạc nội mạc trong cơ tử cung (Adenomyosis) 

Tình trạng khi mà các mô tuyến của nội mạc tử cung hiện diện ở bên trong cơ của thành tử cung

  • U xơ tử cung

Là những khối u lành tính hình thành ở phía ngoài, phía trong hoặc bên trong thành tử cung. Khối u xơ nằm trong thành tử cung có thể gây ra đau.

11. Đau bụng kinh thường kéo dài bao lâu?

Đau bụng kinh thường kéo dài bao lâu? Đau bụng kinh thường bắt đầu xuất hiện khi hành kinh, tuy nhiên một số người có thể xuất hiện đau vài ngày trước khi bắt đầu chu kỳ kinh nguyệt của họ. 

Thường thì đau bụng kinh kéo dài khoảng 48 – 72h, nhưng vẫn có một số trường hợp kéo dài hơn. Đau nhiều nhất vào ngày lượng máu kinh nhiều nhất.

Đau bụng kinh thường xuất hiện ở tuổi vị thành niên. Đau bụng kinh nguyên phát thường có khuynh hướng cải thiện hơn khi lớn tuổi hơn, nhất là sau khi có con.

12. Đau bụng kinh làm sao hết?

Đau bụng kinh làm sao hết? Thay đổi lối sống là cách điều trị đau bụng kinh hiệu quả, bao gồm việc tập thể dục, ngủ đủ giấc và giải tỏa áp lực. 

Bên cạnh đó, bác sĩ có thể chỉ định dùng thuốc điều trị triệu chứng. Các loại thuốc giảm đau hoặc thuốc cân bằng nội tiết tố (như thuốc tránh thai), thường được kê đơn.

Nếu như dùng thuốc không thể hạn chế cơn đau thì phương hướng điều trị sẽ tập trung vào việc tìm và loại bỏ nguyên nhân gây ra cơn đau. Đôi khi bệnh nhân phải cần làm phẫu thuật.

Xem thêm: Hết kinh nhưng vẫn ra máu đỏ là bệnh gì [8 địa chỉ phụ khoa uy tín]

13. Có những biện pháp điều trị đau bụng kinh nào?

Có những biện pháp điều trị đau bụng kinh nào? Đa số hiện tượng đau bụng ngày “đèn đỏ” ở mức độ nhẹ thì thường chỉ cần điều trị tại nhà.

Thuốc giảm đau:

  • Ibuprofen, aspirin có thể được sử dụng để giảm đau
  • Chống chỉ định đối với những người có mắc các bệnh lý như hen, các bệnh lý dạ dày, thận, gan,…
  • Paracetamol cũng được dùng để giảm đau trong trường hợp này, nhưng một số nghiên cứ chỉ ra rằng paracetamol giảm đau không hiệu quả bằng ibuprofen và aspirin.
  • Nếu các thuốc giảm đau thông thường trên không có hiệu quả thì các bác sĩ có thể cho các loại thuốc giảm đau mạnh hơn như naproxen, codein.

Loại thuốc khác:

  • Thuốc tránh thai: 

Làm mỏng niêm mạc tử cung nên cơ tử cung không cần phải co bóp nhiều để tống chúng ra ngoài khi hành kinh. 

Đồng thời thuốc tránh thai còn giúp làm giảm hàm lượng prostaglandin được tiết ra do đó các cơn đau cũng nhẹ nhàng hơn. 

Nếu thuốc tránh thai không phù hợp với bạn thì que cấy tránh thai, thuốc tiêm tránh thai, dụng cụ tử cung chứa hormone cũng là lựa chọn tốt.

Riêng đối với đau bụng kinh thứ phát cần điều trị triệt để bệnh lý gây ra triệu chứng đau bụng kinh.

14. Có những biện pháp nào giúp giảm đau bụng kinh?

Có những biện pháp nào giúp giảm đau bụng kinh là chủ đề nhận được rất nhiều sự quan tâm của chị em phụ nữ. Cụ thể:

  • Ngưng hút thuốc: thuốc lá là một yếu tố làm đau bụng kinh thêm đau hơn
  • Tập thể dục: khi đau bụng kinh bạn chỉ muốn nghỉ ngơi hạn chế vận động, tuy nhiên các vận động nhẹ nhàng như bơi lội, đi bộ, đạp xe có thể giúp bạn giảm đau hơn
  • Chườm ấm: dùng túi chườm nhiệt hoặc một chai nước nóng (được bọc trong khăn) đặt lên vùng bụng dưới, có thể giúp bạn giảm bớt cơn đau
  • Tắm nước nóng có thể giúp bạn giảm đau hơn và thư giãn hơn
  • Massage nhẹ nhàng quanh cùng bụng dưới.
  • Các bài tập giúp thư giãn như: yoga, pilate giúp bạn quên đi cảm giác đau đớn, khó chịu
  • Kích thích thần kinh bằng điện qua da (TENS)

15. Tình trạng đau bụng kinh khi nào cần khám bác sĩ?

Tình trạng đau bụng kinh khi nào cần khám bác sĩ? Phái đẹp nên chủ động đi thăm khám phụ khoa khi có các triệu chứng như: Đau bụng kinh nhiều hơn so với bình thường, có biểu hiện rong kinh hoặc kinh nguyệt không đều,... 

16. Có nên thăm khám âm đạo không?

Có nên thăm khám âm đạo không? Bác sĩ có thể tiến hành thăm khám âm đạo để kiểm tra tử cung buồng trứng có bất thường hay không. Điều này giúp chẩn đoán hoặc loại trừ một số nguyên nhân gây đau bụng kinh.

Khám âm đạo chỉ được thực hiện bởi bác sĩ phụ khoa và có sự đồng ý của bạn, nên có người thứ 3 quan sát trong quá trình thăm khám.

Một số trường hợp khác thì có thể phải tiến hành siêu âm phụ khoa mới có thể phát hiện được các bất thường.

17. Đau bụng kinh cần làm những xét nghiệm nào?

Đau bụng kinh cần làm những xét nghiệm nào? Để giúp xác định nguyên nhân thì bác sĩ có thể chỉ định thêm các xét nghiệm như:

  • Xét nghiệm máu, nước tiểu.
  • Siêu âm phụ khoa: không gây đau đớn và giúp kiểm tra các bất thường cơ quan sinh dục.
  • Nội soi ổ bụng dưới gây mê: giúp quan sát các cơ quan, sinh thiết mô nếu cần thiết.
  • Nội soi buồng tử cung: ống soi sẽ được đưa vào tử cung của bạn qua đường âm đạo để kiểm tra các bất thường.

18. Đau bụng kinh có ảnh hưởng đến khả năng sinh sản hay không?

Đau bụng kinh có ảnh hưởng đến khả năng sinh sản hay không? Tình trạng đau bụng ngày “đèn đỏ” là một phần của chu kỳ kinh nguyệt nên thường sẽ không ảnh hưởng gì. Tuy nhiên, nếu là đau bụng kinh thứ phát thì có thể ảnh hưởng đến chức năng sinh sản của bạn.

Ví dụ: Trong lạc nội mạc tử cung và viêm xương chậu có thể gây ra sẹo trong ống dẫn trứng ảnh hưởng đến sự gặp gỡ của tinh trùng và trứng để thụ tinh.

U xơ tử cung và lạc tuyến nội mạc tử cung có thể gây ảnh hưởng đến tử cung, gây đau và rong kinh.

19. Đau bụng kinh nên ăn gì?

Đau bụng kinh nên ăn gì? Theo các chuyên gia dinh dưỡng, tình trạng đau bụng kinh có thể được cải thiện đáng kể nếu bổ sung những loại thực phẩm sau:

Chuối, dứa, kiwi: Ba loại trái cây này là gợi ý thứ 2 cho câu hỏi đau bụng kinh nên ăn gì. Trong chuối có hàm lượng lớn vitamin B6 và kali, những chất này giúp giảm đau chướng bụng khi đến ngày “đèn đỏ”. 

Có thể kết hợp ăn chuối, dứa và kiwi cùng lúc sẽ hiệu quả hơn. Do trong dứa có chứa một loại enzyme (bromelain) giúp chống viêm, còn trong kiwi lại giàu actinidin, giúp tiêu hóa đạm tốt hơn.

Hải sản: Trong cá (đặc biệt là cá hồi), hàu có chứa nhiều vitamin D, axit béo Omega. Những chất này có thể hạn chế được các cơn co bóp tử cung. Đồng thời đây cũng là nguồn vitamin D và B6 dồi dào, giúp cơ thể hấp thu được lượng canxi tốt hơn. Giúp thuyên giảm cảm giác đau bụng dưới và căng tức ngực khi hành kinh.

Gừng: bổ sung ngay loại thực phẩm này vào thực đơn hàng ngày nếu vẫn đang bị những cơn đau bụng kinh hành hạ. Bạn có thể nấu các món ăn hoặc các loại canh cho thêm chút gừng. Sẽ rất hiệu quả trong việc giảm đau bụng kinh..

Các loại đậu: các loại đậu có chứa rất nhiều chất sắt, magie giúp bạn bổ sung nhanh chóng lượng máu đã mất. Bên cạnh đó, các loại đậu có chứa nhiều chất xơ giúp tiêu hóa thức ăn dễ dàng, không phải chịu các cơn đau chồng chất do rối loạn tiêu hóa gây ra.

Trứng: Trong trứng có chứa nhiều vitamin B6, vitamin D, vitamin E, đặc biệt là rất giàu protein giúp giảm cảm giác đau bụng khi trong kỳ kinh.

Socola đen: socola đen có chứa hàm lượng lớn magie và chất xơ, những chất này giúp bạn bổ sung lại lượng máu đã mất nhanh hơn, quá trình lưu thông máu cũng thuận lợi hơn. Hãy chọn loại socola nào có chứa ít nhất 85% cacao trở lên.

21. Đau bụng kinh nên uống gì?

Đau bụng kinh nên uống gì? Ngoài những thực phẩm nên ăn, việc uống gì để giảm tình trạng đau bụng trong ngày “đèn đỏ” được chị em quan tâm không kém.

Trà gừng: Lấy một cốc nước ấm cho vào đó mật ong, thêm vài lát gừng và vài giọt chanh. Uống liên tục trong thời gian hành kinh sẽ giúp bạn giảm đau bụng rõ rệt. Đồng thời với những phụ nữ bị kinh nguyệt không đều có thể ổn định khí huyết hơn.

Uống nhiều nước: Việc uống nhiều nước trong những ngày đèn đỏ là hết sức cần thiết, bởi cung cấp đủ nước cho cơ thể sẽ giúp tăng cường tuần hoàn máu và điều tiết các hoạt động co thắt của tử cung. Mỗi ngày nên uống từ 2 - 3 lít nước, chỉ nên uống nước ấm vì uống nước lạnh sẽ bị lạnh bụng làm cho các cơn đau sẽ dữ dội hơn.

Quế: Trong quế có chứa nhiều chất có khả năng làm giảm co thắt và kháng viêm cho phụ nữ trong những ngày hành kinh. Cách đơn giản nhất là hãy pha 1 thìa cà phê bột quế với cốc nước nóng, hòa tan rồi cho thêm chút mật ong để uống. Cũng có thể kết hợp các món ăn với quế phù hợp. Rất hữu hiệu trong việc giảm đau bụng kinh.

22. Đau bụng kinh nên tránh những loại thực phẩm gì?

Đau bụng kinh nên tránh những loại thực phẩm gì? Tránh nạp vào cơ thể những loại thực phẩm sau đây khi đang hành kinh:

  • Các loại thực phẩm chứa chất kích thích

Trong những ngày nhạy cảm này, nếu bị đau bụng kinh hãy hạn chế các loại đồ uống, thực phẩm có chứa cafein. Những loại thực phẩm như trà, cà phê, bia, rượu, thuốc lá sẽ khiến cho tình trạng đau bụng kinh trở nên tồi tệ hơn.

Đây cũng chính là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng rối loạn kinh nguyệt, ảnh hưởng đến quá trình thụ thai và sinh sản sau này.

  • Tránh ăn thực phẩm có tính lạnh

Tránh các loại thực phẩm có tính hàn như rong biển, bí đao...Những loại thực phẩm có tính hàn đều sẽ khiến cơn đau bụng trở nên dữ dội hơn. Bởi khi những loại thực phẩm có tính lạnh đi vào cơ thể cũng khiến nhiệt độ cơ thể giảm theo, máu từ đó sẽ bị kích thích lưu thông chậm hơn, lưu thông máu kinh cũng sẽ bị ảnh hưởng.

  • Đau bụng kinh không nên ăn thực phẩm có chứa nhiều dầu mỡ và cay nóng

Khi nạp vào cơ thể nhiều dầu mỡ dễ khiến cơ thể trở nên mệt mỏi, khó chịu hơn. Ăn đồ cay nóng lại càng khiến cho những cơn đau bụng kinh trở nên dữ dội hơn.

23. Khi nào mới cần thực hiện phẫu thuật để điều trị đau bụng kinh?

Khi nào mới cần thực hiện phẫu thuật để điều trị đau bụng kinh? Nếu các phương pháp điều trị khác không có hiệu quả, bác sĩ có thể cân nhắc đến phẫu thuật. Lựa chọn loại phẫu thuật nào sẽ tùy thuộc vào nguyên nhân gây đau bụng kinh.

Nếu xuất phát từ u xơ tử cung hoặc mô lạc nội mạc tử cung, có thể dùng phẫu thuật để giải quyết. Phẫu thuật cắt tử cung là biện pháp cuối cùng, có thể cân nhắc thực hiện nếu các phương pháp khác đều thất bại và xảy ra tình trạng đau bụng dữ dội.

Qua nội dung trong bài, chị em phụ nữ đã biết đau bụng kinh là gì? Nếu tình trạng đau đớn dữ dội, không thể chịu được, chị em nên chủ động đi thăm khám bác sĩ để được điều trị. Ngoài ra nếu bạn còn thắc mắc muốn biết thêm thông tin chi tiết bạn hãy liên hệ hotline 0243 9656 999 để được tư vấn miễn phí.

Các tìm kiếm liên quan đến đau bụng kinh

đau bụng kinh là gì

nguyên nhân đau bụng kinh

đau bụng kinh như thế nào

cách chữa đau bụng kinh dữ dội

đau bụng kinh nên làm gì cho đỡ đau

thuốc giảm đau bụng kinh

tư thế nằm giúp giảm đau bụng kinh

bấm huyệt giảm đau bụng kin