Vùng kín bị ngứa: Nguyên nhân, cách điều trị và bí kíp phòng tránh

Vùng kín bị ngứa mang lại không ít phiền toái cho phụ nữ. Nó không chỉ khiến chị em khó chịu, mất tự tin mà còn làm tăng nguy cơ viêm nhiễm nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách.

Ngứa vùng kín là hiện tượng thường gặp có thể xảy ra ở rất nhiều lứa tuổi. Chị em có thể bị ngứa vùng kín bên ngoài, ngứa 2 bên mép vùng kín... Tình trạng này một phần xuất phát từ việc chăm sóc vùng ‘tam giác mật’ không đúng cách hoặc cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh viêm nhiễm phụ khoa

Điểm danh 10 nguyên nhân khiến vùng kín bị ngứa và có dịch trắng vón cục

Điểm danh 10 nguyên nhân khiến vùng kín bị ngứa và có dịch trắng vón cục. Ngoài nguyên nhân ngứa vùng kín do thói quen vệ sinh không đúng cách, thiếu khoa học thì dưới đây là một số nguyên nhân thường gặp khiến phụ nữ bị ngứa vùng kín.

1. Nhiễm khuẩn âm đạo

Nhiễm khuẩn âm đạo là nguyên nhân phổ biến nhất của triệu chứng ngứa vùng kín. Môi trường âm đạo luôn tồn tại những vi khuẩn có lợi để bảo vệ sức khỏe và cân bằng độ pH. 

Khi môi trường âm đạo mất đi cân bằng, vi khuẩn có lợi giảm, độ pH thay đổi thất thường sẽ tạo điều kiện để các vi khuẩn có hại phát triển và gây viêm nhiễm.

Vùng kín ra nhiều khí hư và có mùi hôi khó chịu, gây cảm giác ngứa ngáy, thậm chí nổi mụn là những triệu chứng dễ dàng nhận biết của nhiễm khuẩn âm đạo.

2. Nhiễm trùng nấm men

Âm đạo bị viêm do nhiễm trùng nấm men thường là kết quả từ một sự mất cân bằng âm đạo. Nấm vùng kín do vi khuẩn cư trú trong đường sinh dục và đường ruột gây ra. 

Nhiễm nấm vùng kín có thể dẫn tới viêm âm đạo, nhiễm trùng, để lại những biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe phụ nữ.

Dấu hiệu dễ nhận biết khi nhiễm trùng nấm men âm đạo là vùng kín bị đỏ và rất ngứa, có xuất hiện nốt mủ hoặc tiết ra khí hư hay bị vón cục dày, màu trắng.

3. Bệnh bạch biến âm đạo

Bạch biến âm đạo (hay còn gọi là vết trắng âm đạo) là căn bệnh được hình thành do sự tuần hoàn dưới da của âm đạo gặp trở ngại, khiến chức năng trao đổi dần giảm xuống, từ đó vùng da ở khu vực này gặp vấn đề.

Đây là chứng bệnh nghiêm trọng gây ra tình ngứa, có hiện tượng mẩn đỏ kèm theo các đốm trắng trên da khu vực vùng kín. Bệnh cần được chẩn đoán bởi bác sĩ có chuyên môn và điều trị bằng thuốc kê toa càng sớm càng tốt.

4. Bệnh lây truyền qua đường tình dục

“Yêu” không an toàn có thể dẫn đến các bệnh lây truyền qua đường tình dục như chlamydia, herpes, nhiễm trichomonas, lậu,...

Những căn bệnh này thường gây ra triệu chứng ngứa rát, sưng đỏ hoặc đau khi có quan hệ. Đây là những căn bệnh có khả năng lây truyền cao, vì thế chị em nên đến gặp bác sĩ điều trị khi có dấu hiệu của bệnh.

5. Viêm da tiếp xúc

Vùng kín bị ngứa cũng có thể là do khu vực này đang bị kích ứng do dị ứng. Một số sản phẩm dễ gây dị ứng vùng kín như nước hoa, bao cao su hay chất bôi trơn, dao cạo, giấy vệ sinh có mùi hương nhạy cảm hay màu sắc sặc sỡ cũng có thể là nguyên nhân gây viêm da tiếp xúc.

Bên cạnh đó, viêm da tiếp xúc còn kèm theo dấu hiệu nổi mẩn đỏ, sưng và xuất hiện những vùng da dày lên.

6. Một số bệnh ngoài da

Một số căn bệnh ngoài da như eczema, vảy nến,... nếu xuất hiện ở vùng kín đều có thể gây ngứa rát hết sức khó chịu.

7. Thay đổi hormone

Ngứa vùng kín khi mang thai là một hiện tượng thường gặp do thay đổi hormone. Ngoài ra, những phụ nữ trong độ mãn kinh hoặc đang sử dụng các biện pháp tránh thai cũng có thể sẽ phải chịu đựng chứng ngứa âm đạo.

Ngoài những lý do trên, còn có rất nhiều nguyên nhân khiến cho phụ nữ bị ngứa vùng ‘tam giác mật’, chẳng hạn như: do bị stress, suy giảm nội tiết tố, âm đạo bị giãn rộng, mặc đồ bó sát, vệ sinh vùng kín quá nhiều, uống ít nước,...

8. Chất kích thích

Hóa chất cũng là một trong những nguyên nhân gây ra ngứa ở hai bên mép vùng kín. Khi vùng kín thường xuyên tiếp xúc với hóa chất có thể bị kích ứng và cảm giác ngứa.

Những hóa chất này kích thích gây ra những phản ứng dị ứng ở các vùng da khác nhau, trong đó có cả vùng kín. Dưới đây là một số chất kích thích có thể gây ngứa ngáy ở hai bên mép vùng kín:

  • Xà bông tắm hàng ngày
  • Thuốc xịt vùng kín
  • Thuốc tránh thai tại chỗ
  • Thuốc mỡ, các loại kem bôi
  • Chất làm mềm vải
  • Giấy vệ sinh có hương thơm

9. Mãn kinh

Thành phần estrogen trong cơ thể phụ nữ bị giảm sụt khi đến thời kỳ mãn kinh, khiến cho vùng kín bị khô quá mức, gây ra tình trạng ngứa ngáy, khó chịu ở hai bên mép vùng kín.

10. Ung thư âm hộ

Khi bị ngứa hai bên mép vùng kín, ngứa rát bên ngoài vùng kín đây có thể là tình trạng của ung thư âm hộ. Đây là loại ung thư phát triển bên trong âm hộ. Tuy nhiên, trường hợp này rất ít gặp. 

Nếu bạn cảm thấy ngứa ngáy ở hai bên mép vùng kín, đó có thể là dấu hiệu của một số căn bệnh phụ khoa. Bạn nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa để tiến hành thăm khám và điều trị đúng cách.

Xem thêm: Mọc mụn ở vùng kín phái đẹp: Nguyên nhân và cách điều trị tại nhà

Vùng kín bị ngứa rát sưng nguy hiểm như thế nào?

Vùng kín bị ngứa rát sưng nguy hiểm như thế nào? Ngứa vùng kín khiến phụ nữ luôn cảm thấy bứt rứt, khó chịu, dễ nóng giận vô cớ, ngứa ngáy, ảnh hưởng đến cuộc sống và nhịp sinh hoạt hàng ngày. Đồng thời, chị em cũng sẽ cảm thấy thiếu tự tin trong đời sống tình dục.

Nếu ngứa âm đạo do bệnh phụ khoa, bệnh sinh dục gây ra mà không được điều trị kịp thời thì bệnh sẽ ngày càng nghiêm trọng. Không những vậy, vi khuẩn, virus, nấm có thể lây lan từ vùng bị viêm nhiễm sang các bộ phận khác và gây ra những căn bệnh nguy hiểm như: viêm tắc vòi trứng, viêm nội mạc tử cung,...

Nguy hiểm hơn, phụ nữ mang thai khi mắc bệnh phụ khoa nặng có thể làm tăng nguy cơ dị tật, sinh non và sức đề kháng kém ở thai nhi. Khi sinh thường, các loại vi khuẩn, nấm từ mẹ có thể dính vào các cơ quan của trẻ và gây viêm niêm mạc miệng, viêm da, viêm mắt, viêm hô hấp,...

Với bé gái có thể lây nhiễm viêm âm đạo như mẹ, đây là trường hợp viêm âm đạo bẩm sinh rất khó chữa trị vì hệ miễn dịch của bé chưa tốt đủ để dùng các loại thuốc như người lớn.

Bị ngứa vùng kín làm sao hết? Điều trị thế nào?

Bị ngứa vùng kín làm sao hết? Điều trị thế nào? Với những nguyên nhân gây ngứa vùng kín do dị ứng với hóa mỹ phẩm hay dung dịch vệ sinh, thuốc uống, bạn chỉ cần ngừng sử dụng các sản phẩm trên, triệu chứng ngứa sẽ dần biến mất.

Nếu ngứa vùng kín xảy ra do các bệnh ngoài da, bác sĩ có thể chỉ định điều trị bằng các loại thuốc uống kết hợp thuốc bôi có tác dụng tiêu diệt nấm, vi khuẩn gây bệnh.

Trong trường hợp bạn bị ngứa vùng kín do bệnh tình dục như sùi mào gà, mụn rộp sinh dục, có thể điều trị bằng phương pháp đốt laser ALA - PDT kết hợp dùng thuốc nội khoa.

Với ngứa vùng kín do các bệnh phụ khoa như viêm nấm âm đạo, viêm lộ tuyến cổ tử cung,... Sau khi xác định được bệnh lý, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp bằng thuốc uống, thuốc đặt, thuốc bôi, thuốc rửa hoặc đốt lộ tuyến.

1. Bị ngứa vùng kín bôi thuốc gì – Thuốc trị ngứa do thay đổi nội tiết

Bị ngứa vùng kín bôi thuốc gì? Câu trả lời là thuốc trị ngứa do thay đổi nội tiết. Những phụ nữ trong độ tuổi tiền mãn kinh và mãn kinh cũng thường bị ngứa vùng kín. Điều này xảy ra là do sự tụt giảm mạnh về hormone nội tiết. 

Vì thế, để khắc phục hiện tượng này, phụ nữ có thể sử dụng các nhóm thuốc đặt phục hồi estrogen bị mất đi:  Estradiol, Ethinylestradiol, Promestriene,...

2. Vùng kín bị ngứa và nổi mẩn đỏ - Thuốc trị bệnh ngoài da ở vùng kín

Vùng kín bị ngứa và nổi mẩn đỏ, người bệnh có thể sử dụng thuốc trị bệnh ngoài da ở vùng kín. Hắc lào cũng thường xuất hiện tại vùng da xung quanh hậu môn và bộ phận sinh dục. Đây là bệnh dễ lây lan, dễ chữa và cũng dễ tái phát do người bệnh không điều trị triệt để.

Có rất nhiều loại thuốc bôi để trị hắc lào cụ thể như: dung dịch cồn BSI (acid benzoic + acid salicylic + lod), antimycose (acid benzoic + acid salicylic + acid boric), dung dịch ASA (acid acetylsalicylic, natri salicylat) với các hoạt chất là dẫn chất imidazol rất có hiệu quả như: miconazol, ketoconazol, econazol, Econazole, Miconazole, Oxiconazole, Oxiconazole,...

Tuy nhiên, một số loại thuốc có thể gây tác dụng phụ là làm tổn thương da nên cần thận trọng khi sử dụng thuốc nhất là khi dùng lâu dài.

Chàm – tổ đỉa có thể được điều trị bằng clotrimazal hoặc kentoconazole.

Bệnh ghẻ: Ghẻ vùng sinh dục có thể điều trị bằng kem permethrin 5%, thoa vào ban đêm, mỗi tuần bôi 1 lần. Ngoài ra, có thể dùng lindane để trị ghẻ tại vùng kín, nhưng loại này thường ít được sử dụng hơn vì tỷ lệ điều trị thành công không cao, ngoài ra nó có thể gây độc lên hệ thần kinh trung ương cho trẻ em và kháng thuốc.

Đề phòng các bệnh ngoài da, chúng ta cần có ý thức giữ gìn vệ sinh cá nhân tốt, hạn chế tiếp xúc hóa chất trong sinh hoạt từ bột giặt, nước xả vải, các loại xà bông thơm, xăng dầu, thuốc kháng sinh…không mặc chung quần áo với người khác, quan hệ tình dục an toàn, không quan hệ nếu phát hiện đối tác bị mắc bệnh.

Đặc biệt, cần chữa trị tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ, không bỏ giữa chừng khi thấy các triệu chứng đã thuyên giảm, không áp dụng chữa nhiều phương pháp cùng lúc.

3. Thuốc bôi trị vùng kín bị ngứa do rận mu

Thuốc bôi trị vùng kín bị ngứa do rận mu. Một số loại thuốc dạng bôi thường được sử dụng để diệt rận mu là: thuốc DEP, permethrin hoặc pyrethrins kếp hợp với piperonyl butoxide, malathion 0.5% kết hợp uống ivermectin. 

Theo kinh nghiệm dân gian, người ta có thể tiêu diệt rận mu bằng cách thấm bông gòn vào dầu hỏa rồi chà lên khu vực có rận mu, sau 30 phút rửa sạch vùng kín, thực hiện một vài lần rận mu sẽ bị loại bỏ. 

Để làm lành các vết đỏ, hay tổn thương khác tại vùng da bị rận mu gây hại, người bệnh cũng cần bôi thêm thuốc chống ngứa như moz-bite, promethazin…

Khi bị lây rận, người bệnh cần làm sạch nơi ở để loại bỏ loài ký sinh này. Thực hiện sinh hoạt tình dục an toàn và lành mạnh để tránh lây nhiễm cho đối tác.

Để ngăn ngừa sự lây nhiễm từ loài rận này, các chuyên gia cho rằng chúng ta không nên mặc chung quần áo, dùng chung chăn, chiếu, khăn tắm, vệ sinh cơ thể và vùng kín sạch sẽ hằng ngày, không nên mặc đồ lót chật vào mùa hè và quan hệ tình dục chung thủy..

4. Thuốc bôi trị dị ứng mẩn ngứa tại vùng kín

Thuốc bôi trị dị ứng mẩn ngứa tại vùng kín. Ngứa vùng kín do tiếp xúc hóa chất, dị ứng nguồn nước sinh hoạt… sẽ thường được chỉ định nhóm thuốc kháng sinh Histamin và nhóm Corticosteroid có tác dụng kháng viêm, kháng dị ứng chống ngứa, nên được sử dụng trong điều trị ngứa âm đạo do dị ứng.

Nhóm Histamin:

  • Loại 1 bao gồm Chlorpheniramin, dexchlorpheniramin,... loại này thường có tác dụng phụ gây buồn ngủ
  • Loại 2 bao gồm Loratadin, cetirizin,... do không tác động lên hệ thần kinh trung ương nên không gây buồn ngủ.

Nhóm Corticosteroid:

  • Bao gồm Hydrocortison, Betamethason, Prednisolon,... thường được dùng ở dạng thuốc viên, thuốc mỡ, kem bôi.

Để ngăn chặn các mô bị khô, giảm bỏng rát da trong qua trình điều trị ngứa âm đạo do dị ứng, bệnh nhân có thể sử dụng thêm nhóm thuốc bảo vệ da có nguồn gốc từ thực vật (glycerin, bơ cao) hay mỡ cừu,...

5. Nhóm thuốc trị vùng kín bị ngứa do viêm – nấm âm đạo

Nhóm thuốc trị vùng kín bị ngứa do viêm – nấm âm đạo. Viêm âm đạo thường do nấm men, vi khuẩn hay tạp khuẩn gây ra. Khi môi trường pH tại vùng kín bị thay đổi sẽ tạo điều kiện cho những hại khuẩn này phát triển và gây bệnh. Những dạng bệnh viêm-nấm thường có biểu hiện vùng kín tiết nhiều khí hư, khí hư đổi màu, có mùi hôi và ngứa ngáy nghiêm trọng.

Thuốc kháng viêm âm đạo do nhiễm nấm men Candida albicans.

  • Các dạng thuốc thường được sử dụng để điều trị nấm âm đạo là thuốc đặt, thuốc viên có chứa nystatin, clotrimazol, miconazol,...

Thuốc kháng viêm âm đạo do nhiễm vi khuẩn Trichomonas:

  • Các dạng thuốc thường được sử dụng để điều trị nhiễm khuẩn âm đạo là thuốc đặt, thuốc viên có chứa metronidazol, ternidazol,...

Thuốc kháng viêm âm đạo do nhiễm tạp khuẩn:

  • Các dạng thuốc thường được sử dụng để điều trị nhiễm tạp khuẩn âm đạo là thuốc đặt, thuốc viên có chứa neomycin, polymycin, chloramphenicol,...

6. Trị vùng kín bị ngứa bằng bài thuốc dân gian

Trị vùng kín bị ngứa bằng bài thuốc dân gian đơn giản từ các loại thảo dược thiên nhiên dễ kiếm và lành tính dưới dạng xông vùng kín hoặc rửa. Chị em có thể tham khảo một số cách sau nhằm đạt tính hiệu quả cao nhất.

  • Dùng lá trầu không

Trong lá trầu không có chứa nhiều tinh dầu có khả năng kháng viêm, diệt khuẩn, kháng nấm, sát trung vết thương. Dùng lá trầu không vệ sinh vùng kín rất hữu nghiệm.

Bạn hãy lấy 1 nắm lá trầu không rửa sạch, ngâm với nước muối sau đó nấu lên. Khi nước này nguội dần chỉ còn ấm ấm thì dùng để rửa vùng kín. 

Cách đơn giản hơn là bạn vò nát lá trầu không hòa với nước, sau đó lọc nước này để dùng. Mỗi tuần nên thực hiện 3 lần sẽ cho bạn hiệu quả bất ngờ.

  • Dùng nước muối

Nước muối là một dung dịch có khả năng kháng khuẩn một cách tự nhiên. Sử dụng nước muối để loại trừ một số trường hợp viêm nhiễm gây ra ngứa âm đạo là rất tốt. 

Dùng muối tinh sạch pha loãng với tỉ lệ 1: 1000, sau đó lấy nước này để rửa hằng ngày hoặc để ngâm. Bạn có thể ngâm trong khoảng từ 10 đến 15 phút mỗi lần.

Một lưu ý nhỏ khi bạn sử dụng phương pháp này đó là tránh dùng quá nhiều muối bởi nó có thể làm mất độ cân bằng pH của âm đạo. Tốt nhất bạn nên mua nước muối chuyên dụng đã được pha sẵn của các nhãn hiệu đáng tin ngoài hiệu thuốc để đảm bảo về tỉ lệ.

  • Dùng lá trà xanh

Trà xanh có tác dụng sát khuẩn tốt, nó có thể điều trị một số bệnh viêm ngoài da như nổi mụn, mề đay, dị ứng,... Vì thế, khi bị ngứa bên ngoài vùng kín, sử dụng trà xanh để điều trị là rất tốt. 

Bạn hãy dùng một nắm lá trà xanh rửa sạch sau đó nấu với nước. Dùng nước này để rửa vùng kín, sau khoảng một tuần những cơn ngứa sẽ trở nên dịu hẳn.

  • Dùng gel lá nha đam

Được xem như một thần dược trong chăm sóc sắc đẹp, nha đam bên cạnh đó còn được biết đến với tính sát khuẩn cao, có thể điều trị một số bệnh viêm nhiễm trong đó có bệnh ngứa vùng kín. 

Lấy lá nha đam, tách phần gel trong suốt bên trong rồi dùng thoa nhẹ nhàng lên vùng bị ngứa, giữ khoảng 15 phút và rửa sạch lại với nước. Thực hiện phương pháp này 2 lần một tuần là bạn sẽ bớt cảm thấy ngứa rát, khó chịu.

  • Dùng sữa chua

Trong sữa chua có chứa rất nhiều vi khuẩn có lợi. Ăn sữa chua hằng ngày là cách tốt nhất để dung nạp các lợi khuẩn cho cơ thể, đặc biệt là cho vùng kín. 

Lượng lợi khuẩn probiotic được đảm bảo sẽ giảm bớt nguy cơ hại khuẩn tấn công vùng kín khi gặp điều kiện thuận lợi, giúp ngăn ngừa nguy cơ bị viêm nhiễm âm đạo do vi khuẩn hoặc nấm.

  • Dùng lá ngải cứu

Ngải cứu là một loại cây thuốc nam có tác dụng điều trị ngứa vùng kín rất tốt. Ngải cứu có tính mát, có tác dụng kháng viêm, tiêu độc, khử trùng và sát khuẩn tốt. Dùng lá ngải cứu tươi rửa sạch nấu với nước. 

Khi nước còn nóng dùng để xông hơi vùng kín. Đến khi nước chỉ còn hơi ấm ấm thì dùng để rửa. Sau đó, bạn nên rửa lại vùng kín với nước sạch. Thực hiện cách làm này khoảng 3 đến 4 lần một tuần là đủ.

  • Trị ngứa bằng lá chanh

Lá chanh chứa chất limonene có tính kháng khuẩn, chống lại nấm Candida, viêm âm đạo và ngăn ngừa dị ứng nên được dùng để chữa ngứa vùng kín.

Lấy 10 lá chanh và rửa sạch chúng, vò nát và bỏ vào xoong nước, trộn đều và sau đó đun sôi. Ngay khi nước chuyển sang màu xanh lá cây, tắt bếp và để nguội và lọc lấy nước để rửa vùng kín. Nếu bạn cảm thấy không thoải mái sau khi rửa bằng nước này hãy rửa nó bằng nước sạch, tuyệt không sử dụng xà bông.

  • Trị nấm bằng tỏi

Theo Đông Y, tỏi có tác dụng chữa trị cảm cúm, phong hàn, chữa chứng nhiễm trùng đường tiểu và điều trị bệnh nấm ngứa âm đạo.

Bài thuốc dân gian xưa được dùng tỏi để chữa bệnh ngứa âm đạo rất đơn giản, chỉ cần mỗi ngày nhai 3 – 4 tép tỏi nhỏ. Tỏi có tính đặc nồng, hăng, diệt khuẩn và vi trùng. Tuy nhiên không nên đặt trực tiếp vào âm hộ vì mùi tỏi hắc và nóng sẽ gây khô rát âm cho “cô bé”.

  • Cách trị vùng kín bị ngứa bằng lá húng quế

Lá húng quế có tính kháng khuẩn cao, bởi vì vậy đây cũng là nguyên liệu dùng để chữa trị ngứa âm đạo hiệu quả. Để điều trị ngứa vùng kín, các chị em lấy một nắm lá húng quế và nghiền nát. 

Sau đấy cho vào nồi đun sôi cùng hai ly nước trong khoảng 15 phút. Nước này có thể được sử dụng để rửa âm đạo hay bạn cũng có khả năng uống để có kết quả tốt nhất.

Bí quyết phòng tránh vùng kín bị ngứa ở phái đẹp

Bí quyết phòng tránh vùng kín bị ngứa ở phái đẹp. Chăm sóc vùng kín đúng cách sẽ giúp chị em tránh được tình trạng ngứa ngáy cũng như phòng ngừa được các bệnh viêm nhiễm âm đạo. Một số biện pháp mà chị em nên thực hiện như:

  • Vệ sinh vùng kín đúng cách mỗi ngày 1 - 2 lần.
  • Vệ sinh trước và sau khi có ‘quan hệ vợ chồng’, sử dụng các biện pháp an toàn khác để tránh bệnh lây qua đường tình dục.
  • Không ngâm mình trong bồn, không thụt rửa, không sử dụng dầu gội, xà bông, xà phòng để rửa vùng ‘tam giác mật’.
  • Lau khô ‘vùng nhạy cảm’ sau khi tắm và sau mỗi lần đi đại tiện, tiểu tiện
  • Sử dụng quần lót có chất liệu thoáng mát và size vừa vặn.
  • Trong kỳ hành kinh nên thay băng vệ sinh cách 3 – 4 giờ/ lần và không lạm dụng loại băng vệ sinh hằng ngày

Lưu ý: Khi bị ngứa vùng kín tuyệt đối không nên gãi. Mặc dù gãi là phản xạ hết sức tự nhiên thế nhưng nó chỉ tạo cảm giác dễ chịu tức thời, tình trạng ngứa dữ dội sẽ tiếp tục quay lại. Hành động gãy cũng có thể làm tổn thương da tạo điều kiện cho vi khuẩn phát sinh mạnh hơn.

Như vậy, tình trạng vùng kín bị ngứa ở nữ là dấu hiệu mà các chị em không nên chủ quan và bỏ qua. Đặc biệt, nếu có đi kèm với các triệu chứng bất thường khác như ra nhiều khí hư, khí hư đổi màu, chảy máu bất thường, đau rát, mẩn đỏ và sưng,... thì nên tới các cơ sở y tế chuyên khoa để được khám và điều trị càng sớm càng tốt.

Các tìm kiếm liên quan đến vùng kín bị ngứa

vùng kín bị ngứa rát sưng

vùng kín bị ngứa và có dịch trắng

bị ngứa vùng kín làm sao hết

vùng kín bị ngứa và nổi mẩn đỏ

bị ngứa bên ngoài vùng kín bôi thuốc gì

ngứa vùng kín bên ngoài

ngứa 2 bên mép vùng kín

cách điều trị ngứa 2 bên mép vùng kín