Chu kỳ kinh nguyệt không đều: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị

Chu kỳ kinh nguyệt không đều gây nên nhiều phiền toái cho phái đẹp trong cuộc sống, sinh hoạt hàng ngày. Thêm nữa, nó còn ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe, thiên chức làm mẹ của chị em phụ nữ. Do vậy, chị em cần nắm rõ kinh nguyệt không đều do đâu, triệu chứng như thế nào để có hướng điều trị hợp lý.

Chu kỳ kinh nguyệt không đều là gì? Thường gặp ở độ tuổi nào?

Chu kỳ kinh nguyệt không đều là gì? Thường gặp ở độ tuổi nào? Là những câu hỏi được chị em phụ nữ quan tâm. Như vậy, kinh nguyệt không đều là hiện tượng hành kinh ở nữ giới, diễn ra không đúng với chu kỳ nhất định.

Kinh nguyệt có thể diễn ra sớm hơn, muộn hơn hoặc vô kinh,... đây đều là những biểu hiện cho thấy kinh nguyệt không đều ở phụ nữ.

Hiện tượng kinh nguyệt không đều dễ gặp ở mọi lứa tuổi, đặc biệt là lứa tuổi dậy thì. Nhiều chị em phụ nữ có thể có chu kỳ kinh nguyệt không đều 1 tháng 2 lần nhưng cũng có những trường hợp kinh nguyệt không đều xuất hiện 2 đến 3 tháng 1 lần. Tuy nhiên, ở mỗi độ tuổi, tình trạng kinh nguyệt không đều lại có những nguyên nhân khác nhau.

Tại sao chu kỳ kinh nguyệt không đều? 14 nguyên nhân

Tại sao chu kỳ kinh nguyệt không đều? Có rất nhiều lý do dẫn đến hiện tượng kinh nguyệt không đều ở chị em phụ nữ, dưới đây là 14 nguyên nhân phổ biến nhất, mời chị em tham khảo. 

1. Mang thai

Mang thai gây mất kinh hoặc ra ít máu. Nếu bạn thấy mất kinh hoặc những thay đổi về kinh nguyệt mà trước đó bạn có quan hệ tình dục mà không sử dụng biện pháp tránh thai, bạn có thể kiểm tra xem mình có thai hay không.

2. Thuốc tránh thai nội tiết

Viên uống tránh thai nội tiết có thể gây ra máu bất thường giữa chu kỳ kinh dẫn đến kinh nguyệt ít hơn nhiều. Thuốc tránh thai gây tình trạng kinh nguyệt không đều.

3. Cho con bú

Sữa mẹ có chứa nhiều prolactin ức chế hormon sinh sản dẫn đến kinh nguyệt rất ít hoặc không có trong thời gian cho con bú. Kinh nguyệt sẽ trở lại đều đặn khi mẹ cai sữa cho con.

4. Tiền mãn kinh

Thường bắt đầu ở tuổi 40 hoặc có thể sớm hơn. Lượng estrogen dao động trong thời gian này có thể làm cho chu kỳ kinh dài hơn hoặc ngắn hơn.

5. Hội chứng đa nang buồng trứng

Kinh nguyệt không đều là đặc điểm nổi bật nhất của hội chứng đa nang buồng trứng do lượng androgens tăng lên có thể gây mất kinh hoặc ra máu nhiều hơn khi có kinh.

6. Bệnh tuyến giáp

Suy giáp, tuyến giáp hoạt động kém có thể khiến kinh nguyệt dài hơn, nhiều hơn và gây đau bụng hơn. Cường giáp sẽ khiến kinh nguyệt của chị em ngắn hơn, ít hơn.

7. U xơ tử cung

U xơ là những khối u cơ phát triển trong thành tử cung. U xơ có thể khiến kinh nguyệt ra rất nhiều, gây đau và gây thiếu máu.

8. Lạc nội mạc tử cung

Tỷ lệ lạc nội mạc tử cung gặp ở 1/10 số phụ nữ trong độ tuổi sinh sản. Lạc nội mạc tử cung gây đau bụng dữ dội khi có kinh, khiến kinh nguyệt kéo dài, ra nhiều máu và chảy máu giữa các kỳ kinh.

9. Thừa cân

Thừa cân tác động đến các hormon và mức insulin gây ảnh hưởng đến chu kỳ kinh. Béo phì gây nên tình trạng kinh nguyệt không đều Tăng cân nhanh cũng gây ra bất thường kinh nguyệt. Tăng cân và kinh nguyệt không đều là dấu hiệu phổ biến của hội chứng đa nang buồng trứng và suy giáp.

Xem thêm: Đau bụng kinh uống gì? Bí kíp giảm đau trong tích tắc

10. Rối loạn ăn uống và sụt cân quá nhanh

Giảm cân quá nhiều và quá nhanh có thể gây mất kinh. Ngoài ra, cơ thể bạn sẽ cảm thấy mệt mỏi, đau đầu, rụng tóc. Không ăn đủ lượng calo còn có thể cản trở sản sinh hormon ảnh hưởng đến việc rụng trứng.

11. Tập thể dục quá sức

Tập thể dục nặng hoặc quá sức gây trở ngại cho các hormon chịu trách nhiệm về kinh nguyệt. Giảm cường độ tập và tăng lượng calo có thể giúp khôi phục kinh nguyệt.

12. Stress

Stress tác động vào vùng não điều khiển các hormon tuyến yên khiến cho quá trình tiết dịch và rụng trứng không ổn định, gây tình trạng kinh nguyệt không đều. Kinh nguyệt sẽ trở lại bình thường khi hết stress.

13. Tác dụng phụ của thuốc

Một số thuốc có ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt như:

  • Thuốc tuyến giáp
  • Thuốc chống đông máu
  • Thuốc chống trầm cảm
  • Thuốc hóa trị
  • Thuốc động kinh
  • Thuốc aspirin và ibuprofen
  • Liệu pháp thay thế hormon

14. Ung thư cổ tử cung

Ung thư cổ tử cung sẽ gây ra máu giữa kỳ hoặc kinh nguyệt ra nhiều. Ra máu trong hoặc sau khi giao hợp và khí hư bất thường là những dấu hiệu và triệu chứng khác của bệnh này.

Xem thêm: Nguyên nhân đau bụng kinh nhưng không ra máu? Cách chữa trị

Triệu chứng kinh nguyệt không đều chị em nên biết

Nhận biết chu kỳ kinh nguyệt không đều giúp chị em chủ động trong việc điều trị triệt để càng sớm càng tốt, tránh biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng tới thiên chức làm mẹ. Vì chị em cũng biết kinh nguyệt có liên quan trực tiếp đến sức khỏe nói chung cũng như sức khỏe sinh sản nói riêng.

1. Rong kinh

Là khi ngày kinh kéo dài trên 7-10 ngày, lượng máu kinh mất hơn 80ml trong chu kỳ kinh.

Nguyên nhân có thể do thay đổi các hormone nội tiết trong cơ thể, tác dụng phụ khi dùng thuốc tránh thai, người phụ nữ mắc bệnh phụ khoa như đa nang buồng trứng, u xơ tử cung, lạc nội mạc tử cung,...). Rong kinh có thể khiến chị em bị ngất, nguy hiểm hơn là tử vong do mất máu quá nhiều.

2. Đau bụng kinh

Có nhiều chị em phụ nữ trong thời gian hành kinh bị đau bụng kinh với những mức độ đau khác nhau. Có người chỉ đau bụng lâm râm trong ngày đầu xuất hiện máu kinh, chỉ cần nghỉ ngơi hoặc chườm ấm bụng sẽ đỡ nhiều, nhưng có người đau bụng kinh dữ dội trong suốt thời gian hành kinh tới mức phải nghỉ học, nghỉ làm và sử dụng thuốc giảm đau.

Đau bụng kinh là do sự các cơ tử cung co bóp mạnh, cơn đau xuất hiện từ vùng bụng dưới xuyên ra cột sống rồi lan ra toàn bụng. Một số người còn đau lưng, đau tức bầu ngực, chóng mặt, đau đầu.

3. Kinh nguyệt đến muộn

Mặc dù đã tới ngày đáng lẽ kinh nguyệt phải xuất hiện nhưng vẫn chưa thấy xuất hiện là hiện tượng khiến nhiều chị em lo lắng. Thời gian kinh đến muộn có thể lên đến 7-10 ngày.

Nếu loại bỏ yếu tố chậm kinh do mang thai thì việc dùng thuốc điều trị trong chu kỳ kinh nguyệt, rối loạn tiêu hóa, nhiễm khuẩn cổ tử cung, đa nang buồng trứng, rối loạn tuyến giáp, mất cân bằng nội tiết,... đều có thể là nguyên nhân dẫn tới kinh đến muộn.

4. Kinh nguyệt đến sớm

Ngược lại với việc kinh đến muộn, kinh đến sớm cũng là dấu hiệu kinh nguyệt không đều. Kinh có thể xuất hiện trước 7-10 ngày hoặc mới giữa chu kỳ kinh đã có kinh nguyệt.

Nhiều chị em kinh đến sớm phần nhiều do tâm lý tiêu cực như căng thẳng, lo lắng, buồn chán hoặc mắc bệnh lý phụ khoa như viêm âm đạo, u xơ tử cung gây ra.

5. Chu kỳ kinh quá dài hoặc quá ngắn

Thông thường, chu kỳ kinh nguyệt của một người phụ nữ được gọi là đều đặn chỉ kéo dài khoảng 28 ngày. Nếu kỳ kinh kéo dài ít hơn 21 ngày và nhiều hơn 35 ngày thì được coi là dấu hiệu kinh nguyệt không đều. Hiện tượng này nếu kéo dài chị em nên thăm khám sớm để phát hiện những bất thường về sức khỏe.

6. Lượng máu kinh ra quá nhiều hoặc quá ít

Máu kinh ra nhỏ giọt, thời gian hành kinh dưới 2 ngày là lượng máu kinh quá ít. Còn lượng máu kinh ra quá 80-100ml, ngày hành kinh kéo dài 7-10 ngày là lượng máu kinh ra quá nhiều.

7. Màu máu kinh bất thường

Máu kinh được gọi là bình thường khi có màu đỏ sẫm. Nếu thấy máu kinh có màu như dưới đây chị em cần chú ý.

  • Máu kinh đỏ tươi: cơ thể nóng trong hoặc bị lạnh.
  • Máu kinh nâu đen: rối loạn hormone estrogen và progesterone khiến lớp niêm mạc bên trong tử cung dày lên.
  • Máu kinh đen sẫm: có bệnh nhiễm trùng, đặc biệt là bệnh lây qua đường tình dục.
  • Máu kinh màu xám: có bệnh tiểu đường, chế độ ăn uống thiếu dinh dưỡng.

Xem thêm: Uống thuốc đau bụng kinh có ảnh hưởng gì không? Cách điều trị

Chu kỳ kinh nguyệt không đều có ảnh hưởng gì?

Chu kỳ kinh nguyệt không đều có ảnh hưởng gì? Rối loạn kinh nguyệt hay kinh nguyệt không đều, không ổn định đôi khi chỉ là hiện tượng sinh lý bình thường. Nhưng có lúc, đây là triệu chứng cảnh báo bệnh phụ khoa nguy hiểm.

  • Dẫn đến thiếu máu

Kinh nguyệt không đều có thể do kinh nguyệt mất máu trong một thời gian dài hoặc ra máu không theo một quy tắc nào, dẫn đến thiếu máu. Bạn sẽ cảm thấy chóng mặt, mệt mỏi, tim loạn nhịp, thở gấp... trường hợp nghiêm trọng còn ảnh hưởng đến tính mạng. 

  • Dẫn đến các bệnh ác tính

Kinh nguyệt không đều do bệnh phụ khoa gây ra. Trong đó bệnh u xơ tử cung, ung thư buồng trứng, tăng sản lạc nội mạc tử cung, viêm cổ tử cung, polyp tử cung, mất cân bằng hormone... là loại bệnh thường gặp khi kinh nguyệt không đều. Nếu không điều trị kịp thời có thể chuyển thành bệnh ác tính.

  • Nguy cơ vô sinh

Rối loạn kinh nguyệt về bản chất là sự thay đổi bất thường trong chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ. Hơn nữa, chị em rất khó xác định được ngày rụng trứng để tiến hành thụ thai. 

Nếu không được chữa trị sớm để điều hòa kinh nguyệt trở lại và kiểm soát các bệnh lý phụ khoa khác. Nguy cơ khó thụ thai sẽ càng tăng cao. Trường hợp xấu nhất của bệnh có thể dẫn tới vô sinh.

  • Ảnh hưởng đến nhan sắc

Rối loạn kinh nguyệt khiến bạn đau mỏi cơ thể, hoạt động sinh hoạt khó khăn. Chúng khiến bạn trở lên mất ngủ, chán ăn. Điều đó ảnh hưởng rất nhiều đến nhan sắc của bạn. 

  • Ảnh hưởng đến “chuyện ấy”

Khi bạn mắc chứng rối loạn kinh nguyệt, cơ thể mệt mỏi thất thường, đau nhức vùng kín và có cảm giác khó chịu. Điều này cũng có thể kéo dài vài ngày sau kinh. Việc đó khiến bạn không tự tin trong “chuyện ấy” và hiệu quả không cao. Bạn sẽ không có cảm giác hưng phấn hay thích thú với “chuyện ấy” vì cơ thể quá mệt mỏi và suy nhược, luôn có cảm giác khó chịu và không muốn làm bất cứ việc gì. 

Rối loạn kinh nguyệt có nguy hiểm không? Câu trả lời là có và nó chỉ được biết đến như một tình trạng bệnh lý về kinh nguyệt của nữ giới. Hơn thế, nó còn là dấu hiệu cảnh báo cho chị em về những nguy hại tiềm ẩn không ngờ đến.

Xem thêm: Chu kỳ kinh nguyệt là gì? Cách tính ngày quan hệ an toàn theo kỳ kinh

Cách điều trị chu kỳ kinh nguyệt không đều theo y học cổ truyền

Cách điều trị chu kỳ kinh nguyệt không đều theo y học cổ truyền như thế nào? Theo Y học cổ truyền, những bài thuốc trong dân gian có rất nhiều vị thuốc có thể giúp bạn chữa căn bệnh này, chúng ta nên chữa kinh nguyệt không đều bằng những bài thuốc thiên nhiên đang được nhiều người áp dụng vì nó mang lại hiệu quả cao.

  • Ngải Cứu

Ngải cứu có thể chế biến các món ăn, kết hợp với các thực phẩm khác như : trứng gà ngải cứu, trứng vịt lộn hầm ngải cứu,... Không những thế ngải cứu còn đem phơi khô và tán nhuyễn hãm hoặc sắc uống như chè mỗi ngày. Tăng cường ăn các món ăn được chế biến từ ngải cứu cũng là một cách tốt giúp chữa trị căn bệnh này.

  • Ích Mẫu

Từ rất lâu cây ích mẫu luôn luôn được các chị em phụ nữ tin dùng vì nó được xem như là cây thuốc quý mang lại nhiều tác dụng với các bệnh của chị em phụ nữ. 

Đặc biệt hơn nữa cây ích mẫu còn giúp điều hòa kinh nguyệt, giảm đau bụng khi đến ngày chu kì, phục hồi tử cung sau phẫu thuật. 

Bạn có thể sử dụng các loại thuốc chiết xuất từ ích mẫu giúp điều hòa kinh nguyệt đang bán trên thị trường theo sự hướng dẫn của người có chuyên môn. Ích mẫu là một loại thảo dược quý trong chữa trị các chứng bệnh về kinh nguyệt của nữ

  • Hoa Hồng

Hoa hồng có tác dụng tốt trong đẩy lùi tình trạng huyết ứ, huyết nhiệt giúp kinh nguyệt ổn định, máu kinh vừa phải và có màu tươi, không bị đông thành những cục lớn. 

Thêm vào đó, hoa hồng có tính nóng ấm, giúp giảm đau bụng khi hành kinh. Bạn có thể uống nước hoa hồng hoặc ngâm mình trong nước hoa hồng trong những ngày “đèn đỏ” hay dùng hoa hồng phơi khô, sắc uống 2 lần/ngày.

  • Râm Bụt

Bài thuốc: Lấy vỏ, rễ cây râm bụt bỏ sắc uống 2 lần/ ngày có tác dụng chữa kinh nguyệt không đều rất hiệu quả. Dùng cây râm bụt là một số cách chữa kinh nguyệt không đều từ thiên nhiên rất hiệu quả.

  • Gừng

Gừng là bài thuốc dân gian có tác dụng giảm đau tuyệt vời và giúp điều hòa kinh nguyệt. Gừng kích thích kinh nguyệt, điều tiết lưu thông máu trong kỳ kinh bị chậm. 

Lấy một mẩu gừng chứng một đốt ngón tay, đập dập và đun sôi trong nước khoảng 5 – 7 phút. Thêm một chút đường hoặc mật ong tùy thích. Uống 3 lần mỗi ngày sau bữa ăn trong ít nhất 1 tháng bạn sẽ thấy hiệu quả.

  • Nha đam

Lô hội rất hiệu quả trong điều tiết hormon và đối phó với kinh nguyệt không đều. Bạn có thể uống nước ép nha đam bán sẵn hoặc chiết xuất gel nha đam từ lá nha đam. Trộn một thìa mật ong với gel này. Uống hàng ngày khi đói trong vài tháng.

Chu kỳ kinh nguyệt không đều nên ăn gì tốt nhất?

Chu kỳ kinh nguyệt không đều nên ăn gì tốt nhất? Chế độ ăn uống ảnh hưởng rất nhiều đến chu kỳ “đè đỏ” của phái đẹp. Nếu chị em muốn không bị rối loạn kỳ kinh, hãy cùng chúng tôi điểm mặt 14 loại thực phẩm tốt cho người bị rối loạn kinh nguyệt trong nội dung dưới đây.

  • Gừng 

Gừng rất quen thuộc và là một trong những gia vị mang lại nhiều tác dụng đối với sức khỏe của con người. Chị em phụ nữ thường sử dụng gừng để giảm đau bụng kinh. 

Gừng có tính ấm, vị cay có tác dụng điều hòa khí huyết giúp ổn định chu kỳ kinh nguyệt. Bạn có thể sử dụng gừng hằng ngày bằng cách bổ sung gừng dưới dạng bột làm gia vị hằng ngày hoặc có thể uống trà gừng. 

Với các trường hợp đau bụng và rối loạn kinh nguyệt thì có thể sử dụng gừng tươi. Tuy nhiên bạn không nên sử dụng gừng đã bị héo nghĩa là củ gừng để ngoài tự nhiên lâu ngày, lớp vỏ đã bị khô đi. Dùng gừng héo này sẽ giảm tác dụng và đôi khi có thể khiến cho cơ thể mắc một số bệnh khác.

  • Quế điều hòa kinh nguyệt hiệu quả

Quế thường được dùng kết hợp với nhiều loại thực phẩm khác nhau. Quế được sử dụng nhiều trong các bài thuốc Đông y. Bạn có thế sử dụng quế kết hợp với trà hoặc nước chanh giúp điều hòa chu kỳ kinh nguyệt. 

Ngoài ra quế còn có tác dụng hạn chế lượng đường trong máu. Lượng đường trong máu được kiểm soát cũng là một cách để ổn định nội tiết tố từ đó mà giải quyết được vấn đề rối loạn kinh nguyệt.

  • Nha đam điều hòa kinh nguyệt

Từ xưa nha đam đã được sử dụng để làm đẹp, giúp kiểm soát cân nặng, ngoài ra nha đam còn có thể giúp điều hòa kinh nguyệt. Bạn nên sử dụng nha đam dưới dạng nước ép sẽ mang lại hiệu quả cao hơn trong việc điều hòa kinh nguyệt. Bạn nên bổ sung nha đam vào thực đơn hằng ngày có thể uống nước ép hoặc nấu chè nha đam.

  • Nghệ tăng cường lưu thông máu trong tử cung

Nghệ là loại gia vị quen thuộc trong cuộc sống, nghệ thường được sử dụng để hỗ trợ điều trị dạ dày, một tác dụng nữa của nghệ mà ít người biết đến đó là nghệ có khả năng điều hòa, tăng cường lưu thông máu trong tử cung giúp điều hòa kinh nguyệt đồng thời làm giảm đau bụng kinh. 

Bạn nên dùng nghệ dưới dạng bột để uống hằng ngày. Bạn có thể pha nghệ với sữa để uống vừa có tác dụng điều hòa kinh nguyệt vừa giảm đau bụng kinh và điều hòa kinh nguyệt.

  • Đu đủ ương 

Các thành phần trong đu đủ ương tác động lên các cơn co tử cung, giúp tăng cường lưu thông máu trong tử cung từ đó giảm tình trạng rối loạn kinh nguyệt. Cũng vì tác dụng này mà người ta khuyên các bà bầu không nên ăn đu đủ xanh và đu đủ ương vì có thể xảy ra các cơn co tử cung gây xảy thai.

  • Hạt vừng 

Vừng là một loại hạt có chứa nhiều dầu. Dầu vừng rất tốt cho sức khỏe sinh sản của chị em phụ nữ. Dầu vừng tác động đến việc sản sinh các hormone sinh dục nữ. Khi nội tiết được cân bằng sẽ giúp ổn định chu kỳ kinh nguyệt. Do đó chị em có thể dùng vừng trong bữa ăn hằng ngày bằng việc rắc vừng vào các món ăn sẽ rất tốt.

  • Đường thốt nốt tái tạo máu

Thay vì sử dụng đường mía hay đường tinh luyện chị em nên ăn đường thốt nốt. Bởi trong đường thốt nốt có chứa nhiều sắt và các loại khoáng chất. 

Sắt là một trong những thành phần quan trọng để tái tạo máu giúp cho cơ thể không bị thiếu máu sau mỗi chu kỳ kinh nguyệt. Nhờ đó mà tình trạng rối loạn kinh nguyệt của chị em được giải quyết.

  • Cà rốt điều hòa kinh nguyệt, làm đẹp da

Cà rốt là một trong những loại củ chứa nhiều khoáng chất, vitamin cần thiết cho sức khỏe của chị em phụ nữ. 

Chị em nên sử dụng nước ép cà rốt hằng ngày sẽ có tác dụng điều hòa kinh nguyệt và có thể làm đẹp da, hỗ trợ tiêu hóa và đây cũng là phương pháp để giảm cân hiệu quả. Sử dụng nước ép cà rốt hằng ngày mang nhiều lợi ích cho sức khỏe.

  • Nho điều hòa kinh nguyệt người thiếu máu

Nho tươi hoặc nho khô đều rất tốt cho việc điều hòa kinh nguyệt vì trong thành phần của nho có chứa nhiều sắt sẽ rất tốt cho cơ thể. Đặc biệt đối với những người bị rối loạn kinh nguyệt do thiếu máu.

  • Hạt giống thì là Ai Cập

Đây là loại hạt không phổ biến, ít người biết đến tác dụng của nó, tuy nhiên nó có tác dụng không nhỏ trong việc điều trị thiếu máu và điều hòa kinh nguyệt.

  • Sữa bơ điều hòa kinh nguyệt

Trong thành phần của sữa bơ rất giàu vitamin B phức tạp, giàu canxi, protein và kali. Đây đều là những chất cần thiết cho quá trình tạo hormone sinh dục do đó nó có tác dụng điều hòa kinh nguyệt.

  • Hạt thì là cân bằng nội tiết cơ thể phụ nữ

Hạt thì là có tác dụng cân bằng nội tiết trong cơ thể từ đó giúp ổn định chu kỳ kinh nguyệt.

  • Mướp đắng 

Đây là loại thực phẩm nhiều người ưa thích, tuy có vị đắng nhưng chế biến các món ăn rất hấp dẫn. Sử dụng mướp đắng để điều trị rối loạn kinh nguyệt bằng cách uống nước ép mướp đắng mỗi ngày 2 lần.

  • Quả chà là

Không phải ai cũng biết đến loại quả này và tác dụng của nó. Quả chà là thường được dùng để điều trị rối loạn kinh nguyệt do quả chà là rất giàu sắt và các chất dinh dưỡng.

Qua nội dung trong bài, chị em đã nắm rõ chu kỳ kinh nguyệt không đều nguyên nhân do đâu, triệu chứng là gì, cách điều trị hiệu quả. Nếu điều trị tại nhà không thuyên giảm, chị em nên chủ động đi thăm khám tại địa chỉ y tế chuyên khoa uy tín. Nếu còn điều gì thắc mắc bạn hãy gọi ngay 0243 9656 999 để được tư vấn miễn phí.

Các tìm kiếm liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt không đều

kinh nguyệt không đều có sao không

triệu chứng kinh nguyệt không đều

nguyên nhân kinh nguyệt không đều

cách điều trị kinh nguyệt không đều

kinh nguyệt không đúng ngày

kinh nguyệt không ra được

chữa kinh nguyệt không đều tại nhà

cách tính chu kỳ kinh nguyệt không đều