Uống thuốc đau bụng kinh có ảnh hưởng gì không? Cách điều trị
Uống thuốc đau bụng kinh có ảnh hưởng gì không? Điều trị cách nào hiệu quả? Đối với phái đẹp, có lẽ ai cũng đã từng một lần trải qua cảm giác đau đớn, khó chịu khi đến ngày “đèn đỏ”. Những lúc như vậy, nhiều người thường chọn cách uống thuốc giảm đau để cơn đau chóng qua. Vậy các loại thuốc này có ảnh hưởng gì không? Cùng theo dõi bài viết dưới đây để tìm ra câu trả lời.
Nguyên nhân nào khiến phái đẹp bị đau bụng kinh?
Trước khi tìm lời giải cho vấn đề uống thuốc đau bụng kinh có ảnh hưởng gì không, chúng ta hãy đi tìm nguyên nhân khiến phái đẹp bị đau bụng kinh? Rất nhiều chị em mỗi khi đến kỳ kinh là lại bị đau bụng kinh quằn quại nhưng không rõ nguyên nhân nào gây ra tình trạng này.
Theo các chuyên gia hậu môn trực tràng, đau bụng kinh được chia làm 2 loại, gồm:
- Đau bụng kinh nguyên phát
Trường hợp này thường gặp ở những bạn gái khi mới bước vào giai đoạn dậy thì. Lúc này, do cơ thể các bạn đang diễn ra sự thay đổi lớn, cơ thể chưa quen với sự co thắt quá mức của tử cung để đẩy máu kinh ra ngoài.
Hoặc là những bạn có cổ tử cung quá hẹp hoặc tử cung nằm ở vị trí bất thường cũng dễ khiến bị đau bụng kinh. Thường thì tình trạng này sẽ kéo dài trong khoảng 2 – 3 năm sẽ hết.

- Đau bụng thứ phát
Đây là những nguyên nhân gây đau bụng kinh ở các chị em phụ nữ mắc phải các chứng bệnh như lạc nội mạc tử cung, u xơ tử cung, u nang buồng trứng, mắc các bệnh viêm nhiễm phụ khoa, đang đặt vòng tránh thai,...
Ngoài ra, hiện tượng đau bụng kinh cũng có thể di truyền từ mẹ sang con, tức là những người mẹ bị đau bụng kinh thường xuyên thì khả năng con gái cũng sẽ gặp phải tình trạng này.
Dấu hiệu dễ thấy nhất mỗi khi đau bụng kinh là cơ thể xuất hiện những cơn đau co thắt ở vùng bụng dưới, có lúc đau âm ỉ có lúc đau dữ dội, buồn nôn, đau đầu, đau lưng, mệt mỏi,...
Xem thêm: Đau bụng kinh uống gì? Bí kíp giảm đau trong tích tắc
Uống thuốc đau bụng kinh có ảnh hưởng gì không?
Uống thuốc đau bụng kinh có ảnh hưởng gì không? Khi thấy các cơn đau quá mức, phái đẹp thường có thói quen sử dụng các loại thuốc giảm đau nhanh chóng. Thế nhưng, quá lạm dụng thuốc giảm đau khi đang trong chu kỳ “đèn đỏ”, về lâu về dài sẽ gây ra những nguy hại đến sức khỏe.
- Các loại thuốc giảm đau có tác dụng giảm đau nhanh chóng. Tuy nhiên, bên cạnh đó, các thành phần trong thuốc giảm đau cũng có thể gây ra những tác dụng phụ lên các bộ phận như gan, thận, dạ dày,...
- Đối với những bạn gái dùng thuốc tránh thai để giảm cơn đau cũng nguy hiểm không kém. Vì những loại thuốc này có tác dụng phụ là bào mỏng nội mạc tử cung theo thời gian.
- Thậm chí, làm giảm khả năng sinh sản, gây vô sinh, về lâu dài làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, nguy cơ tắc nghẽn mạch máu,...
- Bên cạnh đó, thuốc giảm đau bụng kinh còn gây ra một số tác dụng phụ (đặc biệt khi dùng ở liều cao và kéo dài) khiến chị em luôn phụ thuộc vào thuốc khi mỗi khi cơn đau bụng kinh xảy ra.
- Gây nhức đầu, chóng mặt, buồn ngủ, đau bụng, ợ nóng, chán ăn, táo bón hoặc tiêu chảy ở một số người.
- Ảnh hưởng tiêu cực đến bệnh nhân mắc các bệnh lý về thận và gan,...
- Gây viêm loét đường tiêu hóa (làm trầm trọng thêm tình trạng viêm loét dạ dày ở những người đã bị bệnh), tăng men gan, giảm chức năng thận
- Một số thuốc giảm đau bụng kinh có thể gây dị ứng da nhưng nhẹ và hiếm gặp.
- Gây khô miệng, tim đập nhanh,...
Khuyến cáo: Những người thuộc nhóm đối tượng sau cần hết sức cẩn trọng khi dùng thuốc giảm đau bụng kinh vì có thể gây những tác hại khó lường: Trẻ em dưới 16 tuổi, loét dạ dày đang tiến triển, hen suyễn, huyết áp thấp, mẫn cảm với thuốc,...
Xem thêm: Nguyên nhân đau bụng kinh nhưng không ra máu? Cách chữa trị
5 loại thuốc giảm đau bụng kinh tốt nhất được bác sĩ khuyên dùng
5 loại thuốc giảm đau bụng kinh tốt nhất được bác sĩ khuyên dùng là loại thuốc nào? Qua nội dung trên, chị em phụ nữ đã biết uống thuốc đau bụng kinh có ảnh hưởng gì không? Để không còn bị ám ảnh bởi tình trạng này, chị em nên tham khảo các loại thuốc dưới đây để giúp bạn đối phó với những cơn đau hiệu quả.
1. Thuốc giảm đau bụng kinh Aspirin
Aspirin là một loại thuốc quen thuộc với tất cả mọi người, chứ không riêng gì chị em phụ nữ. Bởi đây vốn là loại thuốc được sử dụng để làm thuyên giảm những cơn đau đầu thông thường.
Tuy nhiên bên cạnh đó, bạn cũng có thể dùng loại thuốc phổ biến này để trị đau bụng kinh trong những tình huống cấp bách.
Lưu ý khi sử dụng thuốc:
- Bé gái chưa đủ 18 tuổi không nên sử dụng Aspirin để làm giảm những cơn đau bụng kinh.
- Bạn có thể uống thuốc mỗi 4 giờ, khi thật sự cần thiết. Thế nhưng, hãy đảm bảo bạn không uống quá 4g/1 ngày.
- Khi bạn có vấn đề với dạ dày, thận, gan hay đang sử dụng các loại thuốc, thực phẩm chức năng khác, bạn nên tìm đến bác sĩ để được tư vấn thêm.

2. Thuốc giảm đau bụng kinh Khang Nữ Đan
Các thành phần của thuốc Tây khiến bạn cảm thấy hơi e sợ khi sử dụng? Nếu vậy, bạn hãy thử tìm đến thuốc giảm đau bụng kinh mang thương hiệu Khang Nữ Đan – loại thuốc chuyên dùng để điều hòa kinh nguyệt và trị đau bụng kinh với các thành phần thảo dược.
Ngoài công dụng trị đau bụng mỗi kỳ kinh nguyệt, sản phẩm này còn có tác dụng trị khí hư, chống viêm, kích thích ăn ngon miệng. Vì vậy, các chị em sau khi sử dụng thường bớt xanh xao mà trở nên hồng hào và tươi tỉnh hơn nhiều lần so với trước đó.
Lưu ý khi sử dụng thuốc:
- Mỗi lần sử dụng, bạn chỉ cần dùng 15ml. Một ngày, bạn uống 2 lần thuốc, sau bữa ăn hoặc khi bị cơn đau hoành hành là được.
- Bạn nên sử dụng thuốc từ khi dấu hiệu có kinh xuất hiện cho đến khi hết hẳn. Để có hiệu quả tốt nhất, bạn nên sử dụng từ 3 – 6 kì kinh nguyệt liên tiếp.

3. Loại thuốc giảm đau bụng kinh Cataflam
Thuốc đau bụng kinh Cataflam vừa có tác dụng làm giảm sự khó chịu của những cơn đau bụng kinh, vừa có tác dụng điều trị ngắn hạn những cơn đau cấp tính. Chẳng hạn như đau do bong gân, đau sau phẫu thuật, đau cột sống, đau nửa đầu.
Bên cạnh đó, thuốc cũng được dùng để hỗ trợ điều trị những cơn đau do viêm tai – mũi – họng và viêm nhiễm phụ khoa.
Lưu ý khi sử dụng thuốc:
- Không sử dụng thuốc cho người chưa đủ 14 tuổi. Bạn uống thuốc với nước như bình thường, không nên nhai.
- Riêng đối với trường hợp dùng thuốc để giảm đau bụng kinh, bạn chỉ nên uống từ 50 – 150mg/ngày, tối đa không quá 200mg/ngày.
- Bạn nên uống thuốc trước bữa ăn và bắt đầu áp dụng khi có triệu chứng của đau bụng kinh. Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng mà bạn có thể sử dụng thuốc vào các ngày tiếp theo hoặc dừng lại.
4. Thuốc giảm đau bụng kinh Alverin
Khi bị những cơn đau bụng kinh liên tục hành hạ, bạn có thể tìm đến Alverin. Đây cũng là một trong những loại thuốc giảm đau bụng kinh tốt nhất được bác sĩ khuyên dùng hiện nay.
Công dụng chính của thuốc là chống lại những cơn đau co thắt ở vùng bụng dưới. Do vậy, ngoài đau bụng kinh, bạn cũng có thể sử dụng loại thuốc này để trị những cơn đau do bệnh co thắt ruột kết, túi thừa hay các bệnh liên quan đường ruột một cách nhanh chóng.
Lưu ý khi sử dụng thuốc:
- Để trị đau bụng do kinh nguyệt, bạn sử dụng khoảng 60 – 120mg thuốc, chia làm 1 – 3 lần uống/ngày.
- Bạn có thể uống thuốc trước khi ăn hoặc sau khi dùng bữa đều được.
- Nếu đang phải đối mặt với tình trạng tắc ruột hoặc ruột non có vấn đề, bạn cần thông báo với bác sĩ để được tư vấn.

5. Thuốc giảm đau bụng kinh Mefenamic Acid
Đây là một loại thuốc giảm đau không steroid được ứng dụng khá phổ biến. Thuốc có thể làm thuyên giảm những cơn đau ở mức độ nhẹ hoặc vừa do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra.
Song song đó, Mefenamic Acid cũng được chỉ định trong trường hợp đau bụng hoặc mất máu quá nhiều trong thời kỳ kinh nguyệt của các chị em.
Lưu ý khi sử dụng thuốc:
- Ở lần uống đầu tiên, bạn dùng 500mg thuốc. Ở các lần tiếp theo, bạn sử dụng 250mg cho mỗi lần. Một ngày bạn uống 4 lần, mỗi lần cách nhau khoảng 6 giờ.
- Ở mỗi lần uống thuốc, bạn nên uống kèm với khoảng 240ml nước. Trong 10 phút đầu tiên sau khi uống, bạn không nên nằm.
- Nếu cảm thấy khó chịu ở dạ dày, bạn nên uống loại thuốc này cùng với sữa hoặc một loại thức ăn nào đó.
- Để thuốc có thể phát huy công dụng tối đa khi điều trị đau bụng kinh, bạn nên sử dụng ngay ở đầu chu kỳ kinh nguyệt. Bạn chỉ cần dùng trong 2 – 3 ngày đầu tiên của chu kỳ là được.
- Bạn chú ý không sử dụng thuốc trong 7 ngày liên tiếp.
Những cơn đau bụng kinh luôn khiến các Eva mất đi sự thoải mái, tập trung nên không thể tận hưởng cuộc sống của mình. Hy vọng với gợi ý về 5 loại thuốc giảm đau bụng kinh tốt nhất được bác sĩ khuyên dùng kể trên, bạn sẽ tìm thấy cho mình một “trợ thủ” đắc lực, để không còn cảm thấy lo lắng về những cơn đau bụng khi mỗi kỳ kinh nguyệt ghé thăm.
Xem thêm: Chu kỳ kinh nguyệt không đều: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị
Thuốc đông y trị đau bụng kinh có hiệu quả không?
Ngoài việc thắc mắc uống thuốc đau bụng kinh có ảnh hưởng gì không, rất nhiều chị em thắc mắc thuốc đông y trị đau bụng kinh có hiệu quả không. Theo y học hiện đại, khi đau bụng kinh, người bệnh có thể sử dụng thuốc giảm đau hoặc thuốc tránh để ức chế cơn đau co bóp của tử cung, làm giảm cơn đau ngay tại thời điểm hành kinh.
Tuy nhiên, các loại thuốc này được bác sĩ khuyến cáo không sử dụng lâu dài. Đồng thời gây nhiều tác dụng phụ không mong muốn đến dạ dày, hệ thống tim mạch,... đặc biệt là gây ảnh hưởng đến rối loạn chu kì kinh nguyệt.
Theo Y học cổ truyền, chị em có thể sử dụng các vị thuốc thảo dược uống thường xuyên mỗi ngày sẽ có tác dụng giảm các cơn đau bụng rõ rệt mà không gây bất cứ tác dụng phụ nào đến với cơ thể.
Các bài thuốc dưới đây không chỉ có tác dụng điều hòa kinh nguyệt, giảm đau bụng kinh mà còn giúp bổ máu, khí huyết lưu thông:
1. Xích thược hay còn gọi là Mẫu Đơn Đỏ (Paeonia veitchii)
Trong bài thuốc trị đau bụng kinh theo Đông y đều có thành phần Xích Thược. Xích thược Vị chua đắng, tính hơi hàn qui kinh Can Tỳ, có sách ghi kinh Can, Tiểu tràng.
Xích thược có tác dụng lương huyết, hoạt huyết, tán ứ, giải độc tiêu ung chỉ thống, phá các tích tụ, chữa các chứng huyết nhiệt, phát ban, huyết trệ kinh bế, thống kinh.
Cách dùng: Chỉ nên dùng từ 10 – 30g xích thược mỗi ngày, sắc lên và uống ngày 2 – 3 lần. Lưu ý: Không sử dụng quá liều lượng.
2. Đan sâm
Đan sâm còn được gọi là viểu đan sâm, vử đan sâm, huyết sâm, huyết căn, tử đan sâm,... Cây đan sâm chỉ cao khoảng 30 -80 cm, thân màu đỏ có các gân dọc.
Lá cây thuộc dạng lá kép, viền lá hình răng cưa, trên mặt lá xanh màu tro, có lông. Hoa thường mọc thành chùm, màu đỏ tím nhạt. Đan sâm có quả nhỏ, dài khoảng 3mm.
Trong đan sâm có các chất hóa học: nhóm ceton, tinh thể màu vàng cryprotanshinon, methy – stanshinon, acid latic, phenol và vitamin E.
Các thành phần hóa học này giúp đan sâm hỗ trợ điều trị mất ngủ, kinh nguyệt không đều, mất kinh, bế kinh, đau khớp, mụn nhọt. Ngoài ra, đan sâm còn có tác dụng làm giãn động mạch vành, cải thiện chức năng tim, hạn chế nhồi máu cơ tim.
Cách dùng: Để điều trị bệnh phụ khoa, kinh nguyệt không đều dùng 20 – 40g đan sâm, tán bột mịn mỗi lần 6 – 8g, mỗi ngày uống 2 lần. Có thể kết hợp uống đan sâm với rượu nóng hoặc mía đường làm tăng tác dụng của thuốc.

3. Hoàng Đằng (Fibraurea)
Hoàng đằng có vị đắng, tính hàn; tác dụng thanh nhiệt giải độc, sát trùng, lợi thấp, thông tiện
Chữa viêm âm đạo; bạch đới; và kết hợp với các vị thuốc đông y khác có trong bài thuốc điều trị đau bụng kinh
Thành phần hoạt chất chủ yếu của hoàng đằng là palmatin
Palmatin cũng có khả năng kháng khuẩn, chống nấm, đặc biệt nấm gây viêm nhiễm âm đạo
Cách dùng: Đối với chứng đau bụng kinh, có thể sử dụng đan sâm kết hợp với sinh địa, hồng hoa, ngưu tất, xuyên khung mỗi loại 6g, chỉ xác 8g, sài hồ, cam thảo 4g sắc lấy nước uống ngày 2 lần.
4. Hương phụ
Hương phụ còn có tên dân gian quen thuộc khác là cỏ gấu. Hương phụ thuộc loại cỏ lâu năm, cao 20 – 60 cm. Lá cây nhỏ, dài, giữa lưng có gân màu xanh, cứng và bóng. Cây còn có hoa màu xám nâu. Phần thuốc được sử dụng là thân rễ phơi, sấy khô của củ gấu.
Thành phần hóa học: Hương phụ có chứa nhiều tinh dầu vàng, axit béo, phenol, tinh bột. Hương phụ có rất nhiều tác dụng như: điều kinh, kháng viêm, giảm đau, giải nhiệt, cường tim, hạ huyết áp,...
Cách dùng: Để điều trị bệnh đau bụng kinh, rối loạn kinh nguyệt có thể dùng Hương phụ bào chế theo 4 cách khác nhau: ngâm muối, ngâm rượu, giấm, đồng tiện, sao tán bột hoàn ngày sử dụng 2 lần.
Ngoài ra, dùng hương phụ, trần bì, ngải điệp mỗi thứ 12g, nguyệt quý hoa 2 đóa sắc uống mỗi ngày 2 lần sẽ giảm đau bụng kinh rõ rệt.
5. Ngải cứu
Ngải cứu còn được gọi là ngải diệp, thuốc cứu, điềm ngải, kỳ ngải cứu, hoàng thảo…Đây là loại thảo dược sống lâu năm, cao khoảng 56 – 60cm, lá sẻ lông chim, có mùi thơm. Hoa mọc thành chùm.
Thành phần hóa học của ngải cứu gồm có các hoạt chất Folium, Ferneol, Atermose, Cineol,...
Theo Y học cổ truyền, ngải cứu vị đắng, cay, tính ấm, có tác dụng điều hòa kinh nguyệt, an thai, trị kinh nguyệt không đều, kinh nguyệt kéo dài, đau bụng do hành kinh, kháng khuẩn, cầm máu, băng huyết,...
Cách dùng: Điều trị đau bụng kinh, bạn có thể sử dụng hương phụ, ngải cứu 500g đem đun sôi. Ngày uống 2 lần, mỗi lần khoảng 30ml trước khi ăn sáng và tối.
Việc sử dụng các vị thuốc thảo dược đem lại hiệu quả cao, lâu dài và an toàn nhưng có nhược điểm là tốn thời gian bào chế. Sự phát triển của khoa học hiện đại đã bào chế các vị thuốc này thành sản phẩm tiện dụng có nguồn gốc thảo dược.
Xem thêm: Chu kỳ kinh nguyệt là gì? Cách tính ngày quan hệ an toàn theo kỳ kinh
Thuốc đau bụng kinh dùng sao cho đúng và không tác dụng phụ
Thuốc đau bụng kinh dùng sao cho đúng để không phải thắc mắc uống thuốc đau bụng kinh có ảnh hưởng gì không. Có thể nói, thuốc đau bụng kinh thường được sử dụng khi phái đẹp “đến tháng” và khi bị đau thắt mạnh vùng bụng dưới.
Nhưng liệu loại thuốc này có tuyệt đối an toàn không? Thuốc đau bụng kinh phải dùng sao cho đúng và không gây ra tác dụng phụ. Theo dõi nội dung dưới đây để biết thông tin chi tiết.
Đau bụng kinh là chuyện thường xuyên diễn ra với phụ nữ. Tuy nhiên, tùy cơ địa từng người mà cơn đau, sự khó chịu sẽ khác nhau. Có người chỉ cảm thấy đau nhẹ âm ỉ, bức bối, vẫn có thể làm việc được.
Nhưng, có người lại đau thắt, đau lan xuống lưng và bụng dưới, đau tới mức xây xẩm mặt mày và buộc phải dùng thuốc đau bụng kinh mới đỡ.
Thường thuốc đau bụng kinh được bán ở mọi hiệu thuốc nên rất dễ để mua mà không cần đơn kê của bác sĩ. Cũng vì vậy nhiều người lo lắng lạm dụng thuốc đau bụng kinh có gây tác dụng phụ không? Nên uống sao cho đúng và chọn dòng thuốc nào để an toàn.
Ưu điểm của thuốc đau bụng kinh:
Ưu điểm lớn nhất của dòng thuốc đau bụng kinh chính là tạm thời làm giảm/ngưng cơn đau, co thắt tử cung khiến bạn gái không còn cảm giác khó chịu và mệt mỏi nữa.
Theo các bác sĩ, với những bạn gái khi bị đau bụng kinh mạnh (hiện tượng là hoa mắt, chóng mặt, toát mồ hôi lạnh, cơn đau đến từng cơn nhưng dồn dập, đau mạnh từ lưng xuống bụng dưới,...) thì khi sử dụng thuốc họ sẽ tỉnh táo hơn.
Bạn gái sẽ không còn toát mồ hôi lạnh và xây xẩm mặt mày, cơn đau trở nên dịu nhẹ hơn. Với những bạn không đau nhiều tới mức kể trên thì khi sử dụng thuốc giảm đau bụng kinh trong ngày đèn đỏ sẽ thấy cơ thể thoải mái, sinh hoạt bình thường hơn.

Nhược điểm của thuốc đau bụng kinh:
Dùng lâu sẽ bị lệ thuộc vào thuốc: Nếu thường xuyên sử dụng thuốc đau bụng kinh khi đến tháng, người dùng sẽ mất dần khả năng tự chống chọi lại cơn đau. Từ đó sinh ra tâm lý là PHẢI dùng thuốc giảm đau mỗi khi “đèn đỏ”.
Uống thuốc đau bụng kinh thường xuyên gây nhiều tác dụng phụ: Nhiều người luôn tự hỏi rằng uống thuốc đau bụng kinh có ảnh hưởng gì không, có hại không? Chúng tôi sẽ trả lời cho bạn rằng “CÓ”.
Thuốc đau bụng kinh là một dạng của thuốc giảm đau. Hiện nay hầu hết các thuốc giảm đau trên thị trường khi sử dụng đều làm ảnh hưởng tới chức năng gan, thận và thậm chí là cả khả năng sinh sản.
Sử dụng quá nhiều thuốc đau bụng kinh không theo sự chỉ dẫn của bác sĩ, các cô gái trẻ có khả năng vô sinh, mất khả năng làm mẹ trong tương lai.
Thuốc đau bụng kinh: Dùng sao cho đúng?
Theo khuyến cáo của các bác sĩ, các bạn gái thường xuyên trải qua một kỳ “đèn đỏ” nặng nề, mệt mỏi không nên lạm dụng thuốc đau bụng kinh quá nhiều. Chỉ nên sử dụng khi không thể chịu nổi các cơn đau hành hạ kéo đến.
Ngoài ra, thay vì khắc phục tình trạng một cách tạm thời bằng việc dùng thuốc, hãy lựa chọn giải pháp là tìm ra nguyên nhân và điều trị dứt điểm.
Bị đau bụng kinh khi đến tháng có thể là do nguyên nhân nguyên phát (bạn gái trong độ tuổi dậy thì) – không đáng lo. Nhưng đau bụng kinh do nguyên nhân thứ phát (mắc bệnh phụ khoa, u nang, u xơ tử cung,...) thì nhất định phải điều trị nếu không muốn tình trạng trở nên xấu hơn.
Qua nội dung trong bài, mọi người đã biết uống thuốc đau bụng kinh có ảnh hưởng gì không, có những loại thuốc đau bụng kinh nào hiệu quả. Nếu sử dụng thuốc đau bụng kinh không thuyên giảm, người bệnh nên chủ động đi thăm khám và điều trị tại địa chỉ y tế chuyên khoa uy tín, chất lượng. Nếu còn điều gì băn khoăn chưa rõ bạn có thể liên hệ hotline 0243 9656 999 để được tư vân miễn phí.
Các tìm kiếm liên quan đến uống thuốc đau bụng kinh có ảnh hưởng gì không
thuốc đau bụng kinh tên gì
đau bụng kinh uống thuốc gì
uống thuốc tránh thai có giảm đau bụng kinh
tác hại của đau bụng kinh
thuốc đau bụng kinh màu xanh
thuốc đông y trị đau bụng kinh
thuốc thảo dược trị đau bụng kinh
đau bụng kinh uống nospa